Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh. Hội chứng này tưởng chừng như đơn giản, nhưng nếu không hiểu biết và xử lý kịp thời có thể dẫn đến những hệ lụy xấu cho sức khỏe. Vậy khi bị rối loạn tiêu hóa cần làm gì?

RỐI LOẠN TIÊU HÓA LÀ GÌ?


Rối loạn tiêu hóa là một “hội chứng” được tạo ra bởi sự co thắt bất bình thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa làm cơ thể đau bụng và thay đổi trong vấn đề đại tiện. Đây không phải là một căn bệnh mà chỉ là một hội chứng tuy khó chịu, nhưng hoàn toàn không nguy hiểm đến tính mạng


Trong đó hội chứng (syndrome) được định nghĩa là một tập hợp các dấu hiệu bệnh và triệu chứng có mối tương quan với nhau và thường với một bệnh cụ thể. 


Theo những nghiên cứu gần đây, người ta nhận thấy rối loạn tiêu hóa có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân, trong đó cơ chế do sự bài tiết của chất serotonin, nơi tiết hợp thần kinh chạy dọc theo hệ thống tiêu hóa có thể đóng một vai trò chính yếu. Một giả thuyết khác được đưa ra là do khí methane thặng dư trong ruột già (và ruột non) dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Cụ thể hơn:


NGUYÊN NHÂN RỐI LOẠN TIÊU HÓA


Rối loạn tiêu hóa có những nguyên nhân sau:

 

Ăn uống không lành mạnh gây rối loạn tiêu hóa


Chế độ ăn uống không lành mạnh:

 

  • Chế độ ăn chứa quá nhiều đồ ngọt, nhiều tinh bột sẽ gây hiện tượng đầy hơi, khó tiêu
  • Thường xuyên ăn đồ lạnh, đồ chua cay 
  • Uống quá nhiều loại đồ uống có chứa chất kích thích như bia rượu, cafe..
  • Ăn quá nhanh hoặc ăn quá no
  • Ăn uống thực phẩm không hợp vệ sinh, bị ôi thiu...


Tác dụng phụ của thuốc trị bệnh: trong nhiều trường hợp sử dụng thuốc điều trị, ngoài tác dụng trị bệnh nó còn có thể có nguy cơ gây tác dụng phụ gây rối loạn tiêu hóa. Thường gặp nhất như ở các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc ung thư....


Mắc hội chứng ruột kích thích: hội chứng ruột kích thích bao gồm 2 bệnh đấy là trào ngược dạ dày thực quản và đại tràng co thắt. Khi chúng ta nuốt, cơ vòng thực quản dưới (vòng tròn của cơ xung quanh phần dưới cùng thực quản nới lỏng để cho thức ăn và chất lỏng đi xuống dạ dày và đóng lại ngay sau đó. Tuy nhiên, nếu các cơ vòng thực quản dưới giãn bất thường hoặc yếu, acid dạ dày có thể chảy ngược vào trong thực quản, đây chính là tình trạng trào ngược dạ dày- thực quản. Ở bệnh đại tràng co thắt, các cơ vòng đại tràng bị co thắt bất thường dẫn đến các triệu chứng. Nếu cơ đại tràng co thắt tăng dẫn đến tiêu chảy, giảm co thắt dẫn đến táo bón.

 

        ⇒⇒Tìm hiểu thêm về rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.


Rối loạn tiêu hóa có những biểu hiện rất dễ nhận biết. 


TRIỆU CHỨNG RỐI LOẠN TIÊU HÓA

 

Đau bụng là một trong những triệu chứng rối loạn tiêu hóa


Thay đổi vấn đề đại tiện: triệu chứng tiến triển chậm nhưng mỗi ngày một nặng, sự thay đổi thói quen đại tiện trở nên rõ ràng hơn. Đi vệ sinh bỗng dưng không còn đều đặn như trước. Hơn nữa, người bệnh cảm thấy đau bụng từng cơn, ngày táo bón, ngày tiêu chảy. Tùy theo bệnh tình, mà người bệnh có khuynh hướng táo bón nhiều hơn tiêu chảy hoặc ngược lại.


Đau bụng: Những cơn đau bụng thay đổi tùy theo cá nhân và được diễn tả như đau sơ sơ, nhè nhẹ, lâm râm, quặn từng cơn, nặng bụng, sình bụng, đau rát, đau như "dao cắt". Đau có thể liên tục, âm ỉ cả ngày hoặc đau quặn từng cơn. Thường gặp nhất là đau bụng dưới bên tay trái, nhưng cũng có thể đau ở nhiều vị trí khác nhau, hoặc đau toàn ổ bụng. Đau cùng một lúc hoặc mỗi ngày đau một vị trí khác nhau. Trong một số trường hợp ít gặp, đau có thể lan ra sau lưng.


Đầy hơi: Đầy hơi là một trong những triệu chứng tiêu biểu của rối loạn tiêu hóa. Bụng căng tức khó chịu. Chúng ta có thể thấy ợ hơi liên tục hoặc đánh hơi liên miên. Bụng thường đầy hơi sau ăn. 


Triệu chứng ít gặp khác: Ngoài ta còn có một số triệu chứng khác như ợ chua, đắng hoặc hôi miệng, buồn nôn, nôn...Tâm lý đóng một vai trò quan trọng khi nói về hội chứng rối loạn tiêu hóa. Một số người sẽ có tình trạng, khi buồn phiền, chán nản, căng thẳng sẽ làm những triệu chứng trở nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Một số phụ nữ trong những ngày hành kinh cũng có thể thấy triệu chứng rối loạn tiêu hóa nặng hơn.


Chú ý rằng: Rối loạn tiêu hóa mang cùng triệu chứng với nhiều bệnh nguy hiểm, như bệnh đau dạ dày, nhiễm khuẩn, viêm đại tràng, bệnh liên quan đến tuyến giáp, viêm tụy mãn tính, bệnh không dung nạp lactose..., đặc biệt nguy hiểm nhất là ung thư (nhất là ung thư đường ruột). Vì vậy khi thấy rối loạn tiêu hóa kéo dài mãi không khỏi, lặp đi lặp lại thì người bệnh nên đi khám và làm các xét nghiệm để chẩn đoán xác định bệnh. Tùy theo tình trạng bệnh lý và tuổi tác mà bác sỹ sẽ đưa ra những chỉ định xét nghiệm khác nhau.


Đọc ngay triệu chứng cảnh báo ung thư đại tràng bạn không thể bỏ qua.


Vậy khi bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì, sẽ là câu hỏi mà các bạn quan tâm hàng đầu.


RỐI LOẠN TIÊU HÓA UỐNG THUỐC GÌ?


Khi gặp những triệu chứng rối loạn tiêu hóa, mới đầu hầu hết mọi người sẽ không lựa chọn việc đi thăm khám kiểm tra. Vì vậy chúng ta sẽ dựa vào những mẹo sau để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh và dùng thuốc.


Đầu tiên chúng ta sẽ nghi ngờ nguyên nhân rối loạn tiêu hóa là do tác dụng phụ của thuốc hay do chế độ ăn uống. Lúc này chúng ta chỉ cần thay đổi loại thuốc đang uống (kiểm tra tác dụng phụ trên hướng dẫn sử dụng, sau đó chuyển sang loại có ít tác dụng phụ hơn), và thay đổi cách thức ăn uống:

 

  • Các thức ăn sau đây có thể gây ra sình bụng: hành tây, tỏi, đậu, cần tây, bắp cải, mận, chuối, nho... Đừng uống quá nhiều cafe cũng như uống sữa. Tránh các thức ăn, nước uống chứa quá nhiều sorbitol (đây là loại đường dùng trong các loại nước ngọt), kẹo cao su hoặc quá nhiều đường fructose (như trong mật ong và một số trái cây), hạn chế bia rượu.
  • Bệnh nhân nên ăn nhiều rau, uống nhiều nước nhất là đối với bệnh nhân có khuynh hướng táo bón.
  • Tập thể dục đều đặn có thể giúp cho cơ thể nói chung và hệ thống tiêu hóa nói riêng được hoạt động một cách nhịp nhàng hơn.


Nếu không phải do thuốc, hay việc thay đổi cách thức ăn uống không có tác dụng, rối loạn tiêu hóa cứ kéo dài, lặp đi lặp lại, thì nguyên nhân là do hội chứng ruột kích thích hoặc do những bệnh lý có triệu chứng tương tự khác. Lúc này khuyến cáo người bệnh nên đi khám để xác định chắc chắn bệnh. Đặc biệt trong trường hợp tự nhiên bị biếng ăn, mất ngủ, sút cân, nóng sốt, đại tiện ra máu, mất quá nhiều nước, hoặc cơ thể trở nên khác thường một cách kỳ lạ vô nguyên cớ, nhất là ở những người trên 50 tuổi, có lẽ đây không phải là những triệu chứng của hội chứng rối loạn tiêu hóa. Những bệnh nhân này nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.


Khi đã xác định chắc chắn rối loạn tiêu hóa do hội chứng ruột kích thích, việc điều trị sẽ là dùng thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích. 


      ♦♦ Cách điều trị hội chứng ruột kích thích tốt nhất tại đây.


Hầu hết nguyên nhân rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống. Vì vậy chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn rối loạn tiêu hóa thì nên ăn gì.


RỐI LOẠN TIÊU HÓA NÊN ĂN GÌ?


Dưới đây là một số món ăn tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa:

 

Trái cây tốt cho người rối loạn tiêu hóa

 

 

  • Thịt nạc, thịt gà, đậu hũ: Là những thực phẩm có hàm lượng đạm cao vừa tốt cho đường ruột, vừa cung cấp cho cơ thể hàm lượng chất vôi cần thiết cho khả năng chống dị ứng của tuyến thượng thận. Nên ăn thịt trắng thay cho thịt đỏ bởi thịt đỏ có chứa nhiều lượng chất khó tiêu không tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Vitamin D: Có tác dụng kháng viêm trong các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Các thực phẩm có nhiều hàm lượng sinh tố D như: trứng luộc và cá biển. Tuy nhiên, nhóm thực phẩm này không nên sử dụng thường xuyên mà chỉ nên sử dụng khoảng 3 lần trong tuần.
  • Trái cây: Là nhóm thực phẩm chứa nhiều loại vitamin rất tốt cho cơ thể. Vitamin C có thể giúp các vết loét trên niêm mạc mau lành hơn, kích thích quá trình tái tạo tế bào cơ thể và quá trình thải bỏ cặn bã trong cơ thể, đặc biệt là ổi. 
  • Sữa chua: có chứa nhiều lợi khuẩn lành mạnh, là nguồn bổ sung men tiêu hóa dồi dào và bổ sung vi sinh vật đường ruột tự nhiên cho cơ thể. Đây là loại thực phẩm có khả năng kích thích hệ tiêu hóa thay vì dùng các loại men vi sinh.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: có chứa chất xơ rất cần thiết trong việc bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh và có thể hạn chế nhiều căn bệnh khác. Các loại ngũ cốc nên ăn như: yến mạch, gạo nứt. Lưu ý: số lượng ăn cần hạn chế không nên sử dụng thay thế hoàn toàn tinh bột.
  • Khoai lang, chuối: là nhóm thực phẩm bổ sung Vitamin B6 và Kalium. Lượng chất này rất tốt cho tiêu hóa nhưng cũng dễ bị thoát ra ngoài khi cơ thể bị tiêu chảy nên cần bổ sung.
  • Gừng: là loại gia vị trong nấu ăn nhưng cũng là một vị thuốc tốt từ lâu đã được sử dụng để làm giảm các triệu chứng, hỗ trợ tiêu hóa đường ruột như đau bụng, đắng miệng, đầy hơi, buồn nôn,…


Khi bị rối loạn tiêu hóa, điều quan trọng là phải loại trừ các bệnh về đường tiêu hóa khác, nếu bạn chỉ bị rối loạn tiêu hóa thì nên bình tĩnh chữa trị, điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, có thể dùng thêm men tiêu hóa để ổn định và tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa, giúp giảm và triệt tiêu các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa.
 

Ngoài ra các bạn còn có thể liện hệ hotline tư vấn sức khỏe về bệnh đường tiêu hóa của chúng tôi tại đây! >>096.857.3697<<

 

TRẢ LỜI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ với chúng tôi
  • Yêu cầu của bạn

Câu Chuyện Khách Hàng
Xem thêm
Đặt hàng ngay
TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
096.857.3697 Chat ngay Đặt hàng ngay

Yêu cầu tư vấn