Trong quan niệm của chúng ta, cấp tính bao giờ cũng nhẹ và dễ chữa hơn mãn tính. Vậy viêm đại tràng như thế nào được xem là cấp tính, như thế nào được tính là mãn tính, và điều trị như thế nào.

VIÊM ĐẠI TRÀNG CẤP TÍNH LÀ GÌ?

 

» Trong bệnh lý, cấp tính là một khái niệm mơ hồ. Có thể hiểu nôm na cấp tính là một đợt bệnh mới bùng phát, hoặc là trên nền bệnh cũ biểu hiện bệnh nặng lên đột ngột dữ dội. Một đợt bệnh mới bùng phát nếu không điều trị kịp thời, bệnh kéo dài hơn 3 tháng sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Viêm đại tràng là một bệnh lý phức tạp và không thể dựa vào đây để định nghĩa.

 

» Ở đây viêm đại tràng cấp tính được định nghĩa là nhóm bệnh do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Những nguyên nhân viêm đại tràng khác được xem là viêm đại tràng mãn tính. Nhiễm khuẩn bao gồm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và nấm với những triệu chứng đặc trưng như:

 

TRIỆU CHỨNG VIÊM ĐẠI TRÀNG CẤP TÍNH


» Triệu chứng bệnh viêm đại tràng cấp tính khá rầm rộ:

 

  • Đau bụng
  • Tiêu chảy nhiều lần trong ngày
  • Tiêu chảy có thể lẫn nhầy máu
  • Có thể có nôn và buồn nôn
  • Sốt có thể có hoặc không

 

» Về cơ bản, triệu chứng viêm đại tràng cấp tính do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm khá là giống nhau, nhưng giữa chúng vẫn có những điểm khác nhau có thể phân biệt. Cụ thể như sau:


NGUYÊN NHÂN VIÊM ĐẠI TRÀNG CẤP TÍNH

 

» Tại đại tràng có hệ vi sinh vật phong phú sống cộng sinh, tạo nên hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể, đồng thời thực hiện chức năng tiêu hóa tại đại tràng. Tuy nhiêm nhiễm khuẩn có thể xảy ra nếu vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc nấm xâm nhập vào đại tràng.Chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể về từng nguyên nhân.

 

Vi khuẩn

 

Vi khuẩn


Vi khuẩn là một nhóm sinh vật đơn bào có kích thước nhỏ, thường có cấu trúc tế bào đơn giản. Chúng là nhóm hiện hiện đông đảo nhất trong sinh giới. Chúng hiện diện khắp nơi trong đất, nước, chất thải phóng xạ, suối nước nóng, có thể ở dạng cộng sinh và ký sinh với các sinh vật khác. Vi khuẩn phổ biến gây viêm đại tràng bao gồm:


» Campylobacter

 

  • Thời gian ủ bệnh trong khoảng 1-3 ngày. Triệu chứng bao gồm tiêu chảy có thể có máu, đau quặn mót rặn, đau bụng, sốt
  • Các đường lây bệnh phổ biến nhất là qua đường miệng, ăn phải thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm và ăn thịt sống. Thực phẩm liên quan đến vi khuẩn bao gồm thịt gia cầm sống hoặc nấu chưa chín, các sản phẩm sữa tươi và sản phẩm bị ô nhiễm. 
  • Chẩn đoán campylobacter được thực hiện bằng cách xét nghiệm phân. 
  • Bệnh thường tự khỏi và trong hầu hết các trường hợp điều trị chỉ cần bù nước và điện giải đầy đủ là được. Các triệu chứng thường kéo dài 5 - 7 ngày. Điều trị bằng kháng sinh ít có tác dụng và không được khuyến khích ngoại trừ ở những bệnh nhân bị nặng. Điều trị tiêu chuẩn trong các trường hợp nguy cơ nặng là azithromycin , một loại kháng sinh macrolide , đặc biệt đối với nhiễm trùng Campylobacter ở trẻ em.

 

» Shigella 

 

  • Thường lây qua con đường tiêu hóa như thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn. Là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến viêm đại tràng do nhiễm trùng tại Việt Nam. Thời gian ủ bệnh của Shigella là khoảng 12 giờ. 
  • Shigella gây bệnh bằng cơ chế xâm nhập vào các tế bào biểu mô của niêm mạc đại tràng và nhân lên với số lượng lớn trong ruột. Rồi lan qua các tế bào biểu mô lân cận, dẫn đến sự phá hủy mô. 
  • Chẩn đoán được thực hiện bằng cách cấy phân. 
  • Các triệu chứng thường gặp nhất là tiêu chảy, sốt, buồn nôn, nôn, đau quặn bụng, đầy hơi, phân có nhầy và thường có máu. Các biến chứng có thể có bao gồm viêm khớp phản ứng, nhiễm khuẩn huyết, co giật và hội chứng huyết tán tăng ure máu. 
  • Bệnh thường tự khỏi sau 5-7 ngày mà không cần dùng thuốc. Trường hợp đi ngoài nặng có thể được điều trị bằng các thuốc như ampicillin, TMP SMX,fluoroquinolon hay ciprofloxacinvà bù nước cho bệnh nhân. Điều trị nội khoa dùng thuốc chỉ nên được sử dụng trong những trường hợp bệnh nặng hoặc đối tượng nhất định với các triệu chứng nhẹ (công nhân ngành công nghiệp, người lớn tuổi, suy giảm miễn dịch, dịch vụ thực phẩm, người chăm sóc trẻ). Kháng sinh thường được tránh trong trường hợp nhẹ vì một số loài vi khuẩn Shigella có khả năng kháng kháng sinh, nếu sử dụng có thể làm cho các vi khuẩn có khả năng đề kháng với thuốc hơn. Tránh dùng thuốc cầm tiêu chảy vì có thể làm bệnh nghiêm trọng hơn.

 

» E. Coli:

 

  • Escherichia coli  là một loại vi khuẩn thường sống trong ruột người của những người khỏe mạnh, chúng không gây bệnh. Loại E.coli thường cư trú trong ruột có thể gây bệnh nếu chúng lan ra ngoài ruột (ví dụ, lây lan vào đường tiết niệu có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu ). Loại E. coli gây nhiễm trùng ruột là do từ bên ngoài vào cơ thể. Nguyên nhân là do ăn uống phải thực phẩm bị ô nhiễm: thịt sống, sữa tươi chưa tiệt trùng, trái cây, rau sống. 
  • Thời gian ủ bệnh khoảng 3-5 ngày. Triệu chứng bao gồm: đau bụng, sốt, buồn nôn, nôn, tiêu chảy thường có máu. Các triệu chứng sau này có thể nghiêm trọng và đe dọa tính mạng nếu có một trong các biến chứng suy thận, thiếu máu, mất nước, suy nội tạng, hội chứng tan máu thận, xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (dễ xảy ra ở trẻ em và người già).
  • Chẩn đoán được thực hiện bằng việc cấy mẫu phân. 
  • Điều trị bằng kháng sinh không có ích đối với bệnh E.coli; hầu hết được điều trị bằng nghỉ ngơi và bù nước. Các biến chứng nghiêm trọng có thể phải truyền máu, lọc thận và / hoặc thuốc để kiểm soát co giật hoặc huyết áp. Phần lớn những người khoảng 90% (đặc biệt là người trưởng thành bình thường) bị nhiễm bệnh tự khỏi sau 5-7 ngày. Tuy nhiên, một số người (khoảng 10% số người nhiễm bệnh và đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi và người già) phát triển các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng hơn, và những người này thường phải nhập viện để điều trị tích cực. 

 

» Salmonella

 

  • Các triệu chứng do Salmonella gây ra chủ yếu là tiêu chảy có thể có nhầy và máu, sốt, nôn, buồn nôn xuất hiện sau 12 - 36 giờ sau khi tiêu thụ thực phẩm nhiễm Salmonella.Trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến mất nước .Người già, trẻ và những người khác có hệ miễn dịch yếu có nhiều khả năng mắc bệnh nặng. 
  • Nhiễm trùng thường lây lan qua việc ăn thịt, trứng hoặc sữa bị ô nhiễm. Các loại thực phẩm khác có thể truyền bệnh nếu chúng tiếp xúc với phân người mang bệnh. Một số vật nuôi bao gồm mèo, chó và bò sát cũng có thể mang và lây nhiễm.
  • Chẩn đoán bằng xét nghiệm phân hoặc xét nghiệm máu.
  • Các triệu chứng thường kéo dài từ 2 - 7 ngày mà không cần điều trị. Các trường hợp nghiêm trọng hơn có thể yêu cầu cần truyền dịch bù nước và điện giải tránh mất nước, và có thể dùng thuốc để giảm triệu chứng, chẳng hạn như hạ sốt. Trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, nhiễm khuẩn Salmonella có thể lây lan từ ruột đến dòng máu, sau đó đến các vị trí khác trên cơ thể và có thể gây tử vong. Ở những người có nguy cơ cao hoặc người mắc bệnh đã lan ra ngoài ruột này, phải dùng kháng sinh. Những người chỉ có triệu chứng là tiêu chảy thường hồi phục hoàn toàn, nhưng thói quen đại tiện của họ có thể không trở lại bình thường trong vài tháng.

 

» Clostridium difficile 

 

  • Thường được gọi là C. diff , là một nguyên nhân vi khuẩn gây viêm đại tràng thường xảy ra ở người đã được kê đơn thuốc kháng sinh hoặc phải nhập viện. C. diff được tìm thấy trong ruột của những người khỏe mạnh và cùng tồn tại với các vi khuẩn "bình thường" khác. Nhưng khi kháng sinh được kê đơn, vi khuẩn nhạy cảm trong đại tràng có thể bị tiêu diệt, cho phép clostridium phát triển không được kiểm soát, gây viêm đại tràng. Màng loang lổ hình thành trên niêm mạc đại tràng trong trường hợp nặng nên các chuyên gia gọi viêm đại tràng C. diff là viêm đại tràng giả mạc. Vi khuẩn cũng có thể được tìm thấy trên nhiều bề mặt trong bệnh viện (ví dụ, giường, nhà vệ sinh và ống nghe), và nhiễm trùng có thể lây từ người sang người. 
  • Các triệu chứng bao gồm tiêu chảy, sốt, buồn nôn và đau bụng. Các biến chứng nghiêm trọng bao gồm , vỡ đại tràng và lây lan nhiễm trùng đến khoang bụng hoặc cơ thể. Nhiễm trùng nặng có thể đe dọa tính mạng.
  • Chẩn đoán viêm đại tràng C.difficile là bằng cách kiểm tra độc tố vi khuẩn trong các mẫu phân.
  • Trường hợp nhẹ không cần điều trị cụ thể, chỉ cần bù nước và điện giải tránh mất nước do tiêu chảy. Ở trường hợp nặng hơn điều trị viêm đại tràng C. difficile cần dùng kháng sinh. Ở những người bị viêm đại tràng C. difficile rất nặng, có biến chứng có thể yêu cầu phải cắt đại tràng.

 

Virus

 

Virus


» Virus cũng còn được gọi là siêu vi, siêu vi khuẩn hay siêu vi trùng, là một tác nhân truyền nhiễm chỉ nhân lên được khi ở bên trong tế bào sống của sinh vật khác. Virus có thể xâm nhiễm vào tất cả các dạng sinh vật từ động vật, thực vật cho tới vi khuẩn. Virus thường gây nhiễm trùng đường ruột nhất đấy chính là virus Rota.Virus rota là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.


» Đến tuổi lên năm, hầu như mọi trẻ em trên thế giới đã bị nhiễm vi rút rota ít nhất một lần. Tuy nhiên, với mỗi lần nhiễm, hệ miễn dịch lại tăng lên, và các lần nhiễm tiếp theo ít nghiêm trọng hơn, chính vì vậy mà người lớn rất ít khi bị bệnh. Có năm loài vi rút này, được gọi là A, B, C, D và E, trong đó Rota loại A là loài phổ biến nhất, gây ra hơn 90% số ca nhiễm vi rút rota ở người.


» Vi rút rota lây qua đường phân-miệng, qua tiếp xúc với tay hoặc các bề mặt và vật thể bị nhiễm vi rút rotavà cũng có thể qua đường hô hấp. Ngoài tác hại của nó đối với sức khỏe con người, vi rút rota còn lây nhiễm trong động vật, và là một mầm bệnh của vật nuôi.


» Bệnh do vi rút rota gây ra thường có những triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy ra nhiều nước, và sốt nhẹ. Thời gian ủ bệnh khoảng 2 ngày. Các triệu chứng thường bắt đầu với ói mửa, sau đó là khoảng 4 đến 8 ngày tiêu chảy nhiều. Mất nước xảy ra nặng hơn trong nhiễm vi rút rota so với hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn khác, và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu liên quan đến nhiễm vi rút rota. Những triệu chứng nặng nhất thường xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng tuổi đến 2 năm tuổi, hoặc ở những người già, hoặc những người bị suy giảm miễn dịch. 


» Chẩn đoán được thực hiện thông qua xét nghiệm phân.


» Không có kháng sinh điều trị cho virus. Nhiễm trùng do virus Rota không nguy hiểm, nó chỉ gây tử vong trong trường hợp lượng nước của cơ thể mất quá nhiều do tiêu chảy. Chỉ cần bù nước và điện giải đầy đủ bệnh có thể tự khỏi sau 4-8 ngày.Trẻ em dễ mắc tình trạng này nhất, do đó cần đặc biệt lưu ý triệu chứng, tránh mất nước ở trẻ.

 

Ký sinh trùng:

 

Ký sinh trùng


» Ký sinh trùng là loại sinh vật sống ký sinh trên cơ thể loại khác. Trên toàn thế giới, nhiễm ký sinh trùng phổ biến nhất để gây viêm đại tràng là Entamoeba histolytica (trùng kiết lỵ).


» Bệnh lây nhiễm do uống nước bị nhiễm bệnh và cũng có thể truyền từ người này sang người khác vì vệ sinh kém.Nguồn lây ít gặp hơn là truyền qua nước, qua giao hợp đường miệng, qua hậu môn.


» Chu kỳ sống của amip chia là 2 thời kỳ: thời kỳ hoạt động và thời kỳ nghỉ (kén). Tuy vậy nó có thể chuyển từ dạng hoạt động sang dạng nghỉ hoặc ngược lại tuỳ theo điều kiện dinh dưỡng của môi trường trong cơ thể vật chủ. Kén amip xâm nhập vào cơ thể, khi tới dạ dày, nhờ tác dụng của dịch vị phá vỡ vỏ, bốn nhân trong kén được giải phóng phát triển thành 4 amip nhỏ, sau đó chúng di chuyển xuống cư trú ở hồi manh tràng. Bình thường amip nhỏ không xâm nhập được vào thành ruột để gây bệnh mà theo phân xuống đại tràng thải ra ngoài. Một số amip nhỏ co lại thành kén và cũng được thải theo phân ra ngoài là nguy cơ lây lan cho người khác.Khi thành ruột bị tổn thương (do vi khuẩn khác hoặc chấn thương) amip nhỏ mới tấn công được vào thành ruột, sinh sản tại đó và tiết ra độc tố dẫn đến hoại tử tế bào niêm mạc ruột. Tại thành ruột, lúc đầu amip gây ra những điểm xung huyết ở niêm mạc, sau đó tạo nên các cục nhỏ trên mặt niêm mạc rồi dần dần hoại tử và tạo thành những vết loét.Đáy vết loét sâu tới lớp hạ niêm mạc và phủ bởi lớp mủ. Những vết loét gần nhau có thể thông với nhau tạo thành vết loét lớn hơn, sâu tới lớp cơ và cùng với các vi khuẩn tạo nên các ổ áp xe sâu, có thể gây thủng ruột và viêm phúc mạc mủ. 


» Bệnh thường biểu hiện triệu chứng đại tiện nhiều lần (nặng có thể lên đến 10-15 lần) trong ngày, phân có lẫn máu lẫn nhày, đau bụng, không có sốt và đôi lúc hình thành giả u hay gọi là u amíp (amoeboma). Amíp có thể xâm nhập vào thành ruột và gây tổn thương cùng triệu chứng xuất hiện sau đó, và tiếp đó chúng có thể xâm nhập vào dòng máu. Từ đây, chúng có thể đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể, thường là vào gan nhưng đôi lúc cũng vào phổi, não, lách,…Một trong những hậu quả hay gặp nhất là khi chúng xâm nhập vào nhu mô gan gây các ổ áp xe, có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời. 


» Viêm đại tràng do amíp có thời gian ủ bệnh 2-6 tuần khi ăn phải kén giai đoạn nhiễm. 


» Chẩn đoán bằng soi phân trực tiếp. 


» Điều trị bắt buộc phải dùng kháng sinh. Nếu phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách bệnh nhân khỏi bệnh và không để lại di chứng. Lỵ amip cấp tính thường kéo dài 4-6 tuần, nếu không được điều trị đặc hiệu thì sẽ chuyển sang mãn tính và sẽ có những biến chứng tại chỗ hoặc xa hơn như: xuất huyết tiêu hóa, tắc ruột, áp xe gan, áp xe phổi…. 


» Bệnh lỵ amíp dễ bị tái nhiễm và tiến triển thành mạn tính. Viêm đại tràng mạn tính do amíp thường dai dẳng xen kẽ những thời gian tạm ổn là những đợt cấp tính đau quặn mót rặn, phân lầy nhầy máu mũi, đi ngoài có bọt.


Nấm: 

 

Nấm


» Ít gặp, khi gặp thường khá trầm trọng hoặc trầm trọng. Khi miễn dịch giảm là điều kiện ưu tiên cho thể bệnh này xuất hiện, điển hình là bệnh nhân nhiễm HIV chuyển giai đoạn AIDS. Chủng nấm gây bệnh thường gặp là Candida albicans.


» Candida albicanslà một loài nấm có thể gây bệnh, nhưng lại là một thành phần thường gặp ở hệ vi sinh vật đường ruột của con người, hầu như không sinh sản và phát triển ngoài cơ thể con người. 


» Loài này được chú ý nhiều vì tuy thường là một sinh vật cộng sinh, nhưng lại có thể trở thành gây bệnh (bệnh cơ hội) ở những người bị suy giảm miễn dịch dưới nhiều điều kiện khác nhau như ung thư hóa trị, phẫu thuật cấy ghép…, đặc biệt ở những bệnh nhân nhiễm HIV.


» Chúng gây triệu chứng như tiêu chảy, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của ruột bị suy giảm mạnh dẫn tới suy dinh dưỡng, mất nước.


» Điều trị bắt buộc phải dùng kháng sinh. Bởi vì nguyên nhân là do suy giảm hệ miễn dịch, do đó người bệnh dễ gặp tình trạng bệnh cứ tái đi tái lại. Trường hợp này yêu cầu cần loại bỏ nguyên nhân tiềm ẩn gây suy giảm miễn dịch, tăng cường sức đề kháng của cơ thể thì bệnh mới khỏi được dứt điểm.

 

CHẨN ĐOÁN VIÊM ĐẠI TRÀNG CẤP TÍNH


» Chẩn đoán viêm đại tràng cấp tính khá đơn giản. 


» Đầu tiên là dựa vào triệu chứng. Triệu chứng gây ra do nhiễm trùng thường rất rầm rộ, đau bụng, sốt, buồn nôn, nôn, tiêu chảy nặng gây mất nước, và nếu triệu chứng mới diễn ra trong vòng vài ngày, chúng ta sẽ nghi ngờ ngay đến viêm đại tràng cấp tính.


» Thứ hai là tiền sử người bệnh.Lịch sử du lịch rất quan trọng, đặc biệt nếu bệnh nhân gần đây đã đến một khu vực có khả năng có nước bị ô nhiễm hoặc vệ sinh thực phẩm kém. Hoặc người bệnh gần đây có ăn uống gì lạ hay đặc biệt không, các thành viên trong nhà có triệu chứng tương tự không, triệu chứng xảy ra lúc nào…


» Sau đó các xét nghiệm được thực hiện để xác minh chẩn đoán. Xét nghiệm máu được thực hiện để đo số lượng bạch cầu, bạch cầu tăng là một dấu hiệu của nhiễm trùng. Các mẫu phân được nuôi cấy, giúp xác định chính xác được nguyên nhân gây viêm đại tràng là do vi khuẩn, virus, hay ký sinh trùng, nấm. Từ đó đưa ra được phương án điều trị phù hợp. Nội soi hiếm khi cần thực hiện.

 

ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐẠI TRÀNG CẤP TÍNH BẰNG CÁCH NÀO

 

» Như đã tìm hiểu ở trên, trong hầu hết các trường hợp, viêm đại tràng cấp tính có thể tự khỏi sau vài ngày, chỉ cần chú ý bù nước và điện giải đầy đủ. Chỉ một số trường hợp yêu cầu cần dùng kháng sinh.Tìm hiểu thêm về Bí mật khi dùng kháng sinh trong điều trị viêm đại tràng.

 

» Trường hợp nhiễm trùng có khả năng gây biến chứng cần theo dõi để điều trị kịp thời nếu biến chứng xảy ra.  

 

» Bạn có thấy thắc mắc rằng điều trị cho các loại nhiễm trùng ở trên phần lớn không khuyến cáo dùng thuốc cầm tiêu chảy, mà chỉ bù nước- điện giải, dùng kháng sinh hay là không?  Đấy là bởi vì tiêu chảy là một phản ứng của cơ thể loại bỏ độc tố và vi sinh vật gây bệnh. Thuốc cầm tiêu chảy có thể làm độc tố và vi sinh vật gây bệnh ở lâu hơn bên trong đại tràng, vô tình làm bệnh nặng hơn.

 

Nếu triệu chứng tiêu chảy quá khó chịu, thuốc cầm tiêu chảy khuyến cáo dùng thường là nhóm thuốc chống tiêu chảy là các chất hấp phụ (nhóm hấp phụ nước) như attapulgit, kaolin, pectin; không dùng nhóm thuốc cầm tiêu chảy dạng giảm nhu động ruột (giảm nhu động làm phân thải chậm bên trong đại tràng, độc tố bị giữ lại lâu hơn).

 

» Trong một số trường hợp, viêm trên niêm mạc đại tràng khá nặng, cho dù nguyên nhân có được loại trừ nhưng tổn thương viêm không được phục hồi, bệnh kéo dài hơn 3 tháng sẽ chuyển sang thể viêm đại tràng mãn tính. Lúc này việc điều trị là điều trị viêm đại tràng mãn tính.

 

Trên đây là một số thông tin về Viêm đại tràng cấp tính. Bạn đọc nếu có bất cứ thắc mắc nào về bệnh, các phương pháp điều trị hiệu quả hay chế độ ăn uống hợp lý - Hãy liên hệ ngay với Phương Đông đại tràng để được hỗ trợ tốt nhất. Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

 

 

TPBVSK Phương Đông Đại Tràng

 

 

Phương Đông đại tràng là TPBVSK chứa thành phần chính là Ngải tiên, Hoài sơn, Ý dĩ, Bòn bọt, Actiso, Bạch thược:

  • Hỗ trợ tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm đại tràng cấp và mãn tính, viêm đại tràng đau quặn bụng, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, đau bụng đi ngoài nhiều lần

 

 

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

TRẢ LỜI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ với chúng tôi
  • Yêu cầu của bạn

Câu Chuyện Khách Hàng
Xem thêm
Đặt hàng ngay
TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
096.857.3697 Chat ngay Đặt hàng ngay

Yêu cầu tư vấn