Do tiêu chảy xảy ra khá là phổ biến, thường sau vài ngày nó tự hết nên nhiều người chưa có sự quan tâm đúng mức. Tìm hiểu ngay tình trạng này thì có nguy hiểm gì.
Tại sao cần quan tâm đến tình trạng tiêu chảy kèm sốt nhẹ?
Cần quan tâm tới tình trạng tiêu chảy kèm sốt nhẹ
- Nếu nói là tiêu chảy cấp thì có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, do không dung nạp thực phẩm (không dung nạp lactose, bệnh celiac), nhưng chủ yếu vẫn là do nhiễm khuẩn đường ruột.
- Việc nhiễm khuẩn thường là do chế độ ăn uống không hợp lý, ăn phải các loại thực phẩm ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh, ăn gần những nguồn nhiễm khuẩn và tiếp xúc thường xuyên với người bị bệnh.
- Ngoài ra cũng do chế độ sinh hoạt, sống trong môi trường ô nhiễm, nhà vệ sinh và bếp ăn không được tẩy rửa kĩ càng để vi khuẩn có cơ hội nẩy nở sinh sôi.
- Độc tố do vi khuẩn gây ra làm niêm mạc đại tràng bị tổn thương, dẫn đến tiêu chảy. Tiêu chảy mặc dù khó chịu nhưng nó góp phần đẩy độc tố và vi sinh vật gây bệnh ra khỏi cơ thể.
- Tiêu chảy kèm theo sốt, phân nhầy, đi ngoài có máu. Có thể do ký sinh trùng hoặc vi khuẩn gây ra.
- Không dung nạp thực phẩm là cơ thể không tiêu hóa được loại thực phẩm đó, khi chúng di chuyển đến đại tràng sẽ trộn với vi khuẩn tại đại tràng, lên men và gây tiêu chảy. Tình trạng này chỉ cần không ăn thực phẩm đó nữa thì sẽ không có hiện tượng gì xảy ra.
- Một số nguyên nhân khác gây tiêu chảy cấp không do nhiễm khuẩn như do uống thuốc xổ (nhuận tràng), một số thuốc kháng sinh có tác dụng phụ, hoặc do tâm lý không ổn định, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi.
- Tiêu chảy này không có dấu hiệu sốt và đi ngoài ra máu.
- Chúng ta cần quan tâm đến tiêu chảy kèm sốt nhẹ do nó có nguy cơ chuyển thành viêm đại tràng. Viêm đại tràng thì không thể để tự khỏi được mà cần thiết phải dùng thuốc.
►Xem ngay: Viêm đại tràng là gì? Các dấu hiệu giúp bạn nhận biết đúng bệnh !
Nếu viêm đại tràng thì cần thiết phải dùng thuốc
Làm gì khi bị tiêu chảy kèm sốt nhẹ?
- Tuy tiêu chảy nhẹ có thể tự khỏi tùy vào chế độ chăm sóc và ăn uống tuy nhiên cũng không nên coi thường vì nó có thể gây mất nước dẫn đến nguy hiểm tính mạng người bệnh.
- Đối với các trường hợp nặng, bệnh nhân có thể sẽ mất nước liên tục do tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt. Vì vậy khi gặp các triệu chứng này thì nên đưa bệnh nhân đi kiểm tra tại các cơ sở y tế để nhận được sự chăm sóc tốt nhất.
- Đối với trẻ nhỏ, nếu xuất hiện các triệu chứng, trẻ đau đớn gào khóc, biếng ăn thì cũng phải lập tức đưa đến trung tâm y tế nhi gần nhất tránh các biến chứng có hại cho tương lai.
- Tiêu chảy thông thường có thể tự khỏi bệnh sau vài ngày, tuy nhiên nếu đi ngoài kéo dài nhiều tuần, hay hết tiêu chảy mà đi ngoài phân lỏng nát, đừng chủ quan có thể bạn đang mắc bệnh đại tràng co thắt nguy hiểm.
- Khi bị tiêu chảy cấp, cần cung cấp đủ nước và chất điện giải lại cho cơ thể người bệnh. Không nên để người bệnh hoạt động mạnh, hoặc ăn những thực phẩm có tính kích thích dạ dày khiến triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn.
Bữa ăn khi bị tiêu chảy là rất quan trọng.
Một số loại hoa quả có thể kìm lại tiêu chảy như:
Ổi:
- Trong y học đông y, ổi có tính giải độc, có thể sử dụng để chữa tiêu chảy, viêm loét đại tràng, mủ và vết thương.
- Đặc biệt, lá ổi thường được dùng làm thuốc chữa tiêu chảy do có chứa nhiều tanin, giúp làm săn niêm mạc ruột, giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột và có tác dụng kháng khuẩn.
Táo:
- Trong táo có chứa nhiều pectin (các chất xơ được tìm thấy trong trái cây) hơn bất kỳ loại trái cây nào.
- Tác dụng của chất này được phân hủy trong ruột bởi các vi khuẩn tốt, tạo thành một lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày, giúp xoa dịu và ngăn ngừa các chất gây kích thích ruột.
Chuối:
- Trong chuối có chất xơ pectin là loại chất xơ hòa tan, có thể hấp thu các chất lỏng đang dư thừa trong dạ dày trong suốt quá trình tiêu chảy.
- Một loại chất xơ khác là inulin cũng có trong chuối với số lượng lớn chính là một loại probiotic, giúp khôi phục lại những vi khuẩn có ích cho dạ dày.
Cách phòng tránh tiêu chảy
- Ngoài ra cần tránh ăn phải các món gia vị cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn cứng, quá hạn sử dụng, nấu không kĩ. Tránh các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và các thực phẩm chứa caffein.
- Để tránh lây lan bệnh và vi khuẩn thì nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng khi ăn uống, tránh tiếp xúc với người khác, và nên ăn nhiều thêm các loại thức ăn dễ tiêu hóa để bổ sung chất dinh dưỡng thiếu hụt cho cơ thể.
- Nếu các triệu chứng không nhẹ hơn mà tiếp tục tăng cao thì nên đến bệnh viện kiểm tra lại và làm theo lời khuyên của bác sĩ.
KHÔNG DUNG NẠP LACTOSE, MỐI LO NGẠI CHO MẸ VÀ BÉ
NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI SIÊU ÂM ĐẠI TRÀNG
CÂY NGẢI TIÊN - HIỂU BIẾT ĐỂ TRÁNH NHẦM LẪN
LÀM SAO NGĂN NGỪA ĐẦY HƠI CHƯỚNG BỤNG TRONG THỜI GIAN MANG THAI?
PHỤ HUYNH CẦN CHO BÉ ĂN GÌ KHI BỊ TIÊU CHẢY CẤP?
TIẾT LỘ NGUYÊN NHÂN UỐNG SỮA BỊ TIÊU CHẢY HÀNH HẠ
POLYP ĐẠI TRÀNG CÓ THỂ GÂY UNG THƯ KHÔNG, KIẾN THỨC CẦN NẮM
LÀM THẾ NÀO VỚI TIÊU CHẢY KÉO DÀI Ở TRẺ, CÁCH XỬ TRÍ HỢP LÝ NHẤT
XỬ TRÍ CHƯỚNG BỤNG ĐẦY HƠI KHÓ TIÊU Ở TRẺ EM BỐ MẸ CẦN BIẾT
PHÒNG TRÁNH TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ NHỎ NHƯ THẾ NÀO?
VIÊM HỒI TRÀNG LÀ BỆNH GÌ VÀ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
ĂN ĐỒ BIỂN, CẦN CHÚ Ý DẤU HIỆU DỊ ỨNG VỚI HẢI SẢN
KIẾN THỨC CẦN BIẾT VỀ PHÌNH ĐẠI TRÀNG Ở TRẺ NHỎ.
ĐẠI TRÀNG CO THẮT NÊN ĂN GÌ TỐT CHO SỨC KHỎE?
【Cảnh báo】Đi đại tiện nhiều lần trong ngày báo hiệu bệnh lý gì?
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *