Polyp đại tràng là bệnh khá thường gặp, bắt đầu từ độ tuổi 50 ai cũng có nguy cơ mắc phải. Không chỉ dừng ở mức độ ảnh hưởng sức khỏe, polyp đại tràng còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Tìm hiểu ngay ở bài viết sau.

POLYP ĐẠI TRÀNG LÀ GÌ?

 

Polyp đại tràng có hình dạng như khối u nhỏ

 

Polyp đại tràng không phải là u nhưng là một tổn thương có hình dạng giống như một khối u, do tế bào niêm mạc đại tràng và tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành.

 

Phân chia tế bào (tăng sinh) là quá trình sinh lý xảy ra trong những điều kiện nhất định ở hầu hết các mô trong cơ thể. Bình thường sự cân bằng giữa tốc độ của quá trình tăng sinh và quá trình chết của tế bào được điều hòa một cách chặt chẽ để đảm bảo cho tính toàn vẹn của cơ quan và mô. Tuy nhiên do đột biến xảy ra, tế bào không tăng sinh và cũng không chết. Điều nãy dẫn đến sự tích tụ các tế bào hình thành nên các polyp. 

 

Một người có thể có 1 polyp hoặc nhiều polyp (đa polyp đại tràng).

 

Polyp đại tràng rất phổ biến, nguy cơ mắc bệnh bắt đầu sau độ tuổi 50. Ở tuổi 60, 1/3 trong chúng ta có ít nhất một polyp trong đại tràng. Vì mức độ phổ biến và sự ảnh hưởng của nó đến sức khỏe mà polyp đại tràng luôn cần được quan tâm đúng mức.

 

POLYP ĐẠI TRÀNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG


Ít ai biết rằng, 90% ung thư đại tràng được phát triển từ polyp, chứ không phải từ viêm đại tràng, ung thư đại tràng phát triển từ viêm đại tràng chủ yếu từ viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn. Polyp đại tràng lành tính trở thành polyp đại tràng ác tính (ung thư) khi có các đột biến và thay đổi hơn nữa trong gen tế bào. Các tế nào bắt đầu phân chia và tăng sinh không kiểm soát dẫn đến ung thư. 


Tuy nhiên, không phải cứ polyp là ung thư. Nguy cơ chuyển hóa ung thư phụ thuộc vào mức độ loạn sản, loại polyp và kích thước polyp:

 

  • Mức độ loạn sản: mức độ đột biến và thay đổi trong gen tế bào
  • Loại polyp: polyp tăng sản thường có kích thước nhỏ, hay gặp ở đoạn cuối đại tràng (polyp trực tràng và polyp đại tràng sigma) rất ít khi trở thành ác tính. Polyps tuyến (Adenomatous polyps): 2/3 polyps đại tràng là polyps tuyến, có khả năng chuyển hóa ung thư cao hơn (khoảng 40%), polyps tuyến càng lớn thì khả năng ung thư hóa càng cao. Còn một số loại polyp khác có tỷ lệ không đáng kể.
  • Kích thước của polyp: <1 cm =<1% nguy cơ ung thư; 1-2 cm=10% nguy cơ ung thư; >2 cm=50% nguy cơ ung thư.

 

    ►►Tìm hiểu ngay về ung thư đại tràng tại đây.

 

Để nhận biết và điều trị kịp thời, chúng ta phải biết những dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo đang có polyp trong đại tràng.

 

TRIỆU CHỨNG CỦA POLYP ĐẠI TRÀNG


 
Thật nguy ngại bởi vì 95% polyp đại tràng không gây ra triệu chứng hoặc dấu hiệu. Thông thường chỉ có thể phát hiện mắc phải polyp đại tràng khi đang kiểm tra sức khỏe định kì hoặc xét nghiệm cho một số bệnh khác. Khi các triệu chứng hoặc dấu hiệu xảy ra, chúng có thể bao gồm:

 

Triệu chứng polyp đại tràng thường không rõ ràng

 

  • Đi ngoài ra máu: Đây là triệu chứng thường gặp nhất ở những người mắc polyp đại tràng, máu đỏ lẫn hoặc nằm trên bề mặt phân. Nếu polyp ở đoạn đại tràng xa hậu môn (manh tràng hoặc đại tràng lên), chảy máu dẫn đến tình trạng đi ngoài phân đen.
  • Thiếu máu thiếu sắt: Nếu polyp gây chảy máu chậm và xảy ra trong một thời gian dài, nó sẽ gây thiếu máu thiếu sắt. Thiếu máu làm cơ thể mệt mỏi, da nhợt nhạt, khó thở, chóng mặt hoặc ngất xỉu.
  • Thay đổi thói quen đại tiện: Tùy theo sự phát triển của polyp đại tràng mà người bệnh có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón liên tục trong 5-7 ngày.
  • Đau bụng: Polyp có kích thước lớn có thể dẫn đến tắc ruột và đau bụng.

 

Phần lớn polyp đại tràng không gây triệu chứng, do đó để tầm soát ung thư đại tràng, phát hiện sớm các polyp, chúng ta nên tiến hành chẩn đoán polyp đại tràng bắt đầu từ độ tuổi 50. Nếu trong gia đình có người bị polyp đại tràng thì nên tiến hành sớm hơn, ở độ tuổi 40.

 

⇒⇒Cảnh báo những nguyên nhân gây đi ngoài ra máu tại đây.


CHẨN ĐOÁN POLYP ĐẠI TRÀNG 

 

Chẩn đoán polyp đại tràng được thực hiện bằng những cách sau:

 

Nội soi đại tràng: Nội soi sẽ nhìn sâu vào được toàn bộ niêm mạc đại tràng, từ manh tràng cho đến trực tràng, quan sát được các polyp và các bất thường khác có thể có. Nội soi đại tràng xác định 95% polyp, nhỏ và lớn, một số polyp bị bỏ sót do chúng quá nhỏ, hoặc bị che khuất bởi các nếp gấp trong niêm mạc đại tràng. Polyp bị bỏ sót thường không nghiêm trọng, vì rất ít khi polyp có kích thước bé chuyển hóa thành ung thư.

 

Nội soi đại tràng ảo:  Nội soi đại tràng ảo liên quan đến việc sử dụng phương pháp chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ ( MRI ). Hình ảnh CT hoặc MRI cho thấy hình ảnh ảo của đại tràng. Chúng rất tốt trong việc tìm kiếm polyp nhưng không tốt bằng nội soi; vì chúng có thể bỏ lỡ các polyp có kích thước nhỏ hơn một centimet. MRI có lợi thế hơn CT vì nó không khiến bệnh nhân tiếp xúc với bức xạ, tuy nhiên giá cả của nó cao hơn. Vấn đề với cả CT và MRI là nếu tìm thấy một polyp cần được loại bỏ, nội soi đại tràng phải được thực hiện sau đó để loại bỏ polyp.

 

Chụp X-quang ổ bụng: là một phương pháp để chẩn đoán polyp tương đối rẻ tiền; tuy nhiên, nó có thể dễ dàng bỏ lỡ các polyp nhỏ. Giống như nội soi đại tràng ảo, nếu tìm thấy polyp, nội soi phải được thực hiện để loại bỏ polyp.


Khi phát hiện có polyp bước tiếp theo là phải tiến hành loại bỏ chúng.


CẮT POLYP ĐẠI TRÀNG


Cắt polyp đại tràng


Polyp đại tràng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư đại tràng, là nguyên nhân gây tử vong nhiều thứ 2, chiếm 14% các trường hợp tử vong do ung thư. Do vậy khi phát hiện ra polyp gây triệu chứng, polyp lớn hơn 5 mm, polyp nghi ngờ tiền ung thư cần tiến hành cắt bỏ ngay. Với những polyp quá bé, khả năng chuyển hóa ung thư thường không cao, do đó bác sỹ thường khuyến cáo định kỳ đi nội soi lại để kiểm tra, bao giờ polyp lớn mới tiến hành cắt bỏ. Cắt polyp đại tràng có những phương pháp như sau:

 

  • Cắt polyp qua nội soi đại tràng: trong khi nội soi đại tràng, nếu phát hiện polyp, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ để lấy khối polyp ra ngoài. Hầu hết các polyp đều được loại bỏ thông qua nội soi.
  • Phẫu thuật nội soi cắt polyp: trong nhiều trường hợp khối polyp không cắt được qua nội soi đại tràng, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật. Bác sĩ sẽ xẻ những lỗ nhỏ trên thành bụng, đưa camera và các dụng cụ qua những lỗ nhỏ này. Sau đó, bác sĩ xẻ ruột để lấy khối polyp ra và khâu lại.
  • Cắt đoạn đại tràng: thường áp dụng cho những trường hợp khẩn cấp như tắc ruột hoặc trong trường hợp đa polyp đại tràng. 

 

Cắt polyp đại tràng

 

Cắt polyp đại tràng có đau không, có khó chịu hay nguy hiểm gì không, có phải nằm viện không sẽ là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Cắt polyp đại tràng qua nội soi không đau, vì phần niêm mạc đại tràng không tạo được cảm giác đau. Sau đó người bệnh được theo dõi trong vòng vài giờ, nếu không có vấn đề gì xảy ra có thể về ngay trong ngày mà không cần nằm viện. 


Tuy nhiên những trường hợp phẫu thuật nội soi, hay phải cắt đoạn đại tràng sẽ gây đau đớn, vì đây là dạng mổ hở, cần nằm viện vài ngày. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn trong khoảng vài ngày đến 1 tuần, cho đến khi vết mổ phục hồi. Trong phẫu thuật bao giờ cũng có những rủi ro nhất định, nhưng cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro thì người bệnh đừng phân vân mà hãy lựa chọn cắt polyp đại tràng.


Cắt polyp đại tràng có mọc lại không?


Bệnh nhân đã bị polyp tuyến thường có nguy cơ tái phát cao. Do đó sau cắt polyp, định kỳ bác sỹ khuyến cáo chúng ta đi nội soi lại. Khoảng cách giữa 2 lần nội soi phụ thuộc vào bản chất polyp, số lượng và kích thước polyp. 

 

 

  • Nếu chỉ có 1 hay 2 khối polyp có kích thước nhỏ dưới 5mm, nguy cơ ung thư đại tràng được xem là nguy cơ thấp. Có thể nội soi lại đại tràng sau 5 năm, hoặc thậm chí lâu hơn.
  • Nếu khối polyp có kích thước từ 1cm trở lên, hay có nhiều polyp và/hoặc có kết quả giải phẫu bệnh bất thường, nguy cơ ung thư đại tràng là trung bình. Cần quay lại nội soi kiểm tra sau 3 năm hoặc thậm chí gần hơn.
  • Với những khối polyp lớn và/hoặc có kết quả giải phẫu bệnh gợi ý ác tính, bác sĩ có thể yêu cầu nội soi đại tràng sau 1 năm.
  • Có nhiều trường hợp cắt polyp mà chưa quan sát được khung đại tràng (phẫu thuật cấp cứu hay đại tràng chứa nhiều phân không quan sát được), hoặc cần nội soi đại tràng kiểm tra sau 3 – 6 tháng hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Những bệnh nhân có tiền căn polyp gia đình: nên nội soi đại tràng mỗi 1 – 2 năm từ khi phát hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Người có bố mẹ, anh chị em ruột bị ung thư đại tràng: nên tầm soát sớm hơn 10 tuổi khi người đó được chẩn đoán ung thư. 

 

          →Xem thêm về những lưu ý khi tầm soát ung thư đại tràng tại đây

 

Sau cắt polyp đại tràng nên ăn gì?


Ngay sau khi thực hiện thủ thuật, bệnh nhân không nên ăn bất kì thứ gì mà chỉ nên uống nước và nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh. Nên bắt đầu bằng vài thìa nước mỗi 1 đến 2 giờ đồng hồ, sau đó tăng dần lượng nước.


Những ngày tiếp theo, có thể bổ sung năng lượng bằng sữa, nước trái cây và thức ăn mềm như súp, cháo. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, sử dụng thức ăn có nhiều rau củ chất xơ, uống đủ nước để tránh táo bón.


Tránh những thức ăn chua cay, nhiều dầu mỡ. Tuyệt đối không uống rượu bia và chất kích thích. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống bất kì loại thuốc nào. Thông thường, cần vài ngày đến 1 tuần để đường ruột hoạt động bình thường lại, lúc đó bạn có thể ăn uống trở về như lúc trước.

 

Như đã biết ở trên, polyp đại tràng rất nguy hiểm, vậy có cách nào phòng tránh nó không?

 

CÁCH PHÒNG TRÁNH POLYP ĐẠI TRÀNG

 

Không xác định được nguyên nhân chính xác dẫn đến polyp đại tràng, bất kì ai cũng có thể mắc bệnh. Nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm: 

 

  • Chế độ sinh hoạt và ăn uống không hợp lý: Ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng chất béo cao, nhiều đường, đồ ăn nhanh, đồ chiên cay nóng, nhiều dầu mỡ. Hút thuốc và sử dụng các chất kích thích kèm rượu bia. Lười vận động, ngủ không đủ giấc, thức khuya, tâm trạng hay căng thẳng, mệt mỏi, stress cũng khiến tỷ lệ mắc bệnh cao lên. 
  • Tuổi cao: Rất nhiều trường hợp phát hiện ra polyp đại tràng ở tuổi trên 50. Đó là lúc cơ thể bắt đầu suy yếu, sức đề kháng giảm, nguy cơ mắc bệnh lại nhiều hơn so với người trẻ tuổi.
  • Yếu tố di truyền: Một thành viên trong gia đình đã từng mắc phải các căn bệnh về hệ tiêu hóa như polyp đại tràng, ung thư đại tràng thì nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ tăng cao hơn.

 

Vì vậy để phòng tránh polyp đại tràng chúng ta cần ăn chế độ ít chất béo, nhiều hoa quả, rau và chất xơ; tránh thừa cân, hạn chế thuốc lá bia rượu, thường xuyên tập thể dục nâng cao sức đề kháng. 


Không phải polyp đại tràng nào cũng gây ung thư đại tràng, và không phải ung thư đại tràng nào cũng từ polyp. Để ngăn ngừa ung thư đại tràng, cách tốt nhất chính là chúng ta cần tiến hành nội soi tầm soát ung thư theo khuyến cáo.

 

Ngoài ra các bạn còn có thể liên hệ hotline về bệnh đường tiêu hóa của chúng tôi tại đây! >>096.857.3697<<

TRẢ LỜI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ với chúng tôi
  • Yêu cầu của bạn

Câu Chuyện Khách Hàng
Xem thêm
Đặt hàng ngay
TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
096.857.3697 Chat ngay Đặt hàng ngay

Yêu cầu tư vấn