1. Hội chứng ruột kích thích là gì?
2. Triệu chứng Hội chứng ruột kích thích
3. Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?
4. Chẩn đoán Hội chứng ruột kích thích
5. Nguyên nhân Hội chứng ruột kích thích
6. Điều trị Hội chứng ruột kích thích
7. Người bệnh chia sẻ về Hội chứng ruột kích thích
HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH LÀ GÌ?
» Thomson W.D. (1990) đã định nghĩa: Các rối loạn chức năng của ruột tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy các tổn thương về giải phẫu, tổ chức học, sinh hóa ở ruột gọi là hội chứng ruột kích thích (HCRKT - irritable bowel sydrome - IBS). Khoảng 10-15% dân số các nước phát triển chịu ảnh hưởng của bệnh này.
» Rối loạn chức năng của ruột có thể biểu hiện các triệu chứng lâm sàng trên toàn bộ ống tiêu hóa.
- Ở phần trên ống tiêu hóa: hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản, chứng khó tiêu, đầy tức bụng.
- Ở phần dưới ống tiêu hóa: triệu chứng chủ yếu ở đại tràng (táo bón chức năng, ỉa chảy chức năng) được gọi là đại tràng co thắt, hoặc đại tràng bị kích thích, hoặc rối loạn chức năng đại tràng.
» Bệnh được phân thành 4 loại chính: HCRKT tiêu chảy, HCRKT táo bón, HCRKT có cả tiêu chảy và táo bón xen kẽ, và HCRKT không liên quan đến tiêu chảy và táo bón.
» Hội chứng ruột kích thích là rối loạn chức năng của ống tiêu hóa nhưng biểu hiện chủ yếu là các triệu chứng của đại tràng, ở dạ dày ít hơn. Chính vì vậy là nhiều người tưởng nhầm rằng đại tràng co thắt và HCRKT là một. Đại tràng co thắt là HCRKT, nhưng HCRKT chưa chắc là đại tràng co thắt. Tuy nhiên ở Việt Nam gần như tất cả mọi người bỏ qua định nghĩa này, mà mặc định luôn rằng HCRKT là đại tràng co thắt. Bây giờ thì bạn hiểu được tại sao có cả hai khái niệm đại tràng co thắt là gì và hội chứng ruột kích thích là gì rồi đấy.
Hội chứng ruột kích thích
» Và cũng vì thế mà triệu chứng hội chứng ruột kích thích có thể là của đại tràng co thắt, hoặc của trào ngược dạ dày-thực quản, hoặc cả hai. Dưới đây là tổng hợp các triệu chứng của bệnh được chúng tôi tổng hợp trên thực tế người bệnh và tham vấn y khoa ở các trang uy tín trong nước và nước ngoài:
TRIỆU CHỨNG HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH
» Tùy theo tình trạng mỗi người mà có những triệu chứng khác nhau và nó có thể thay đổi theo thời gian. Các triệu chứng có thể gặp là:
- Đau bụng hoặc bụng khó chịu, đầy bụng, sình hơi, đau giảm sau khi đi đại tiện.
- Thay đổi số lần đi đại tiện, có thể tiêu chảy, có thể táo bón hoặc cả tiêu chảy và táo bón. Những người chủ yếu bị tiêu chảy đặc trưng bởi sự thúc giục đột ngột khi đi ngoài, phân lỏng, đau bụng và khó chịu, hay bị đi ngoài vào buổi sáng. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể đi ngoài không kiểm soát. Những người chủ yếu bị táo bón đặc trưng bởi triệu chứng đi đại tiện phân cứng, vón cục, khó đi và đi ngoài không thường xuyên (1 tuần đi 1-2 lần). Phần lớn là tiêu chảy và táo bón xen kẽ nhau.
- Tính chất phân thay đổi, đi ngoài phân có thể dính nhầy mũi nhưng không bao giờ máu.
- Đại tiện có lúc phải chạy vội vào nhà xí, ăn uống xong dễ bị buồn đi ngoài ngay, hoặc phải rặn nhiều, hoặc cảm giác đi chưa hết phân.
- Ăn uống đồ ăn kích thích như bia rượu, đồ lạ…hay xuất hiện các triệu chứng rối loạn đau bụng, đi ngoài.
- Buồn nôn, khó tiêu, nóng rát thượng vị và có cảm giác có cục vướng ở họng.
- Đau lưng, mệt mỏi, khó ngủ và đau cơ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng có đến 60% người bị bệnh hội chứng ruột kích thích cũng bị rối loạn tâm lý, thường lo lắng hoặc trầm cảm, đau đầu, mất ngủ.
- Một số người có tình trạng những lúc lo lắng, căng thẳng hay mất ngủ, thay đổi thời tiết sẽ xuất hiện các triệu chứng rối loạn hoặc cảm thấy các triệu chứng có nặng lên.
Hội chứng ruột kích thích gây nhiều triệu chứng phiền toái, khó chịu
» Triệu chứng ở phụ nữ có điểm khác so với nam giới. Phụ nữ có thể có xu hướng có các triệu chứng hoặc có thể có nhiều triệu chứng hơn vào khoảng thời gian trước và trong chu kỳ kinh nguyệt, và triệu chứng có thể tăng lên trong thai kỳ. Phụ nữ mãn kinh có ít triệu chứng hơn phụ nữ vẫn đang có kinh nguyệt.
» Vậy bệnh HCRKT có nguy hiểm không, điều này có chứng nguy cơ gây những biến chứng ở phụ nữ sẽ cao hơn không?
HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
» Đây là câu hỏi được quan tâm hàng đầu khi phát hiện đang mắc bệnh. Hội chứng ruột kích thích là bệnh rối loạn chức năng mà không có tổn thương thực thể gì trên ruột. Do đó nó không gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như ung thư. Những biến chứng có thể xảy ra bao gồm:
- Táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính làm tăng áp lực lên tĩnh mạch trực tràng dẫn đến bệnh trĩ.
- Chất lượng cuộc sống kém: triệu chứng đau bụng, rối loạn đại tiện gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bệnh để càng lâu triệu chứng càng nặng, nhiều khi cảm giác như không thể làm được gì.
- Rối loạn tâm trạng: những triệu chứng khó chịu, đồng thời điều trị có khó khăn có thể dẫn đến trầm cảm hoặc lo lắng.
- Trào ngược acid dạ dày ở bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể dẫn đến viêm họng mãn tính, viêm xoang, viêm tai giữa, chít hẹp ống tiêu hóa, bệnh thực quản.
- Đại tiện không tự chủ khi liệt cơ đại tràng sau 1 thời gian dài co thắt.
» Hội chứng ruột kích thích tuy không nguy hiểm nhưng người bệnh cần chú ý những thay đổi trong triệu chứng của mình. Bởi thời gian càng lâu, tình trạng bệnh có thể nặng dần theo thời gian. Dẫn tới nhiều bất tiện và phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt.
Chú ý:
» Sau đây KHÔNG phải là dấu hiệu và triệu chứng hoặc đặc điểm của HCRKT. Khi thấy có những triệu chứng này xuất hiện, người bệnh HCRKT cần đi kiểm tra ngay, vì chúng có thể cảnh báo các tình trạng bệnh nghiêm trọng khác:
- Máu trong phân hoặc nước tiểu
- Phân đen
- Nôn không giải thích được
- Đau hoặc tiêu chảy vào ban đêm
- Giảm cân không rõ nguyên nhân.
» Không có tổn thương thực thể nào được biết đến, do đó hội chứng ruột kích thích được chẩn đoán theo một cách đặc biệt.
CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH
» Chẩn đoán Hội chứng ruột kích thích được gọi là chẩn đoán loại trừ, tức là bác sỹ sẽ loại trừ các rối loạn đường tiêu hóa khác có thể gây ra những triệu chứng tương tự. Nếu triệu chứng tại dạ dày chủ yếu chỉ cần nội soi dạ dày là đủ. Nếu triệu chứng tại đại tràng, người bệnh cần thực hiện hầu hết các xét nghiệm.
- Áp dụng chế độ ăn kiêng nhất định hoặc cắt bỏ các nhóm thực phẩm cụ thể trong một thời gian để loại trừ nguyên nhân dị ứng thực phẩm.
- Xét nghiệm loại trừ bệnh không dung nạp Lactose. Lactase là một loại enzyme cần thiết để tiêu hóa đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Nếu cơ thể không sản xuất lactase, chúng ta có thể gặp vấn đề tương tự như do đại tràng co thắt gây ra, bao gồm đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy. Bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra hơi thở hoặc yêu cầu loại bỏ sữa và các sản phẩm sữa khỏi chế độ ăn uống trong vài tuần để xem xét.
- Xét nghiệm máu để kiểm tra thiếu máu và loại trừ bệnh celiac. Bệnh celiac là một rối loạn tiêu hóa gây ra bởi một phản ứng miễn dịch bất thường với gluten. Gluten là một loại protein được tìm thấy trong thực phẩm làm từ lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen...Không dung nạp gluten được đặc trưng bởi cơ thể không có khả năng tiêu hóa hoặc phá vỡ gluten, gây triệu chứng tương tự như do đại tràng co thắt là đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy.
- Xét nghiệm phân để kiểm tra vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, hoặc chất lỏng tiêu hóa được sản xuất trong gan (axit mật) để loại từ nguyên nhân nhiễm trùng và bệnh gan, mật.
- X-quang hoặc CT scan tạo ra hình ảnh của thực quản, bụng và xương chậu có thể cho phép bác sĩ loại trừ các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng, đặc biệt là trong trường hợp đau bụng. Ở bệnh hội chứng ruột kích thích, khung dạ dày có thể thấy sự hiện diện của thoát vị hoành trượt hoặc bờ niêm mạc thực quản không đều do viêm và phù nề; khung đại tràng bình thường hoặc có rối loạn co bóp nhu động biểu hiện co thắt hoặc giảm nhu động.
- Nếu X-quang hay CT scan vẫn chưa đủ cơ sở chẩn đoán, nội soi sẽ được tiến hành. Nội soi sử dụng một ống mềm có gắn camera nhỏ ở đầu, đi vào dạ dày - đại tràng và truyền hình ảnh về máy. Nội soi sẽ loại trừ các bệnh dạ dày – đại tràng khác như viêm dạ dày, viêm đại tràng, bệnh viêm ruột, ung thư, polyp đại tràng, bệnh túi thừa đại tràng. Tùy vào triệu chứng mà bác sỹ sẽ chỉ định người bệnh nội soi dạ dày hay đại tràng hay cả hai.
» Khi đã được chẩn đoán xác định, bước tiếp theo sẽ là tìm phương án điều trị. Để tìm cho mình phương án phù hợp, trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu về nguyên nhân.
NGUYÊN NHÂN HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH
» Nguyên nhân chính xác của hội chứng ruột kích thích vẫn chưa được biết. Cơ chế của nó được cho là do sự cảm thụ bất thường của ống tiêu hóa (tăng tính nhạy cảm, nội tạng dễ bị kích thích), thay đổi tính chịu đựng của ruột (giảm khả năng chịu áp lực của khối thức ăn ở một số đoạn ruột), rối loạn nhu động ruột (tăng nhu động ruột gây tiêu chảy, giảm nhu động ruột gây táo bón).
» Tuy nhiên người ta xác định được những yếu tố rủi ro dường như đóng vai trò là nguyên nhân gây bệnh bao gồm:
- Hormon: HCRKT xảy ra thường xuyên ở phụ nữ hơn so với nam giới, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh gấp 2 lần nam giới và một nửa trong số đó xảy ra trước tuổi 35. Ở một số người triệu chứng có thể nặng lên trước và trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Viêm trong ruột: một số người mắc bệnh có số lượng tế bào hệ thống miễn dịch trong ruột tăng lên.
- Nhiễm trùng: HCRKT có thể phát triển sau khi bị tiêu chảy nặng (viêm dạ dày ruột) do vi khuẩn hoặc virus. Bệnh cũng có thể liên quan đến sự dư thừa vi khuẩn trong ruột (sự phát triển quá mức của vi khuẩn).
- Hệ thần kinh: bệnh dễ xuất hiện hơn ở những người thường xuyên lo lẳng, căng thẳng, stress, những người sau cú sốc tâm lý nặng...
- Thay đổi vi khuẩn trong ruột: nghiên cứu cho thấy rằng hệ vi sinh vật ở những người mắc HCRKT có thể khác với hệ vi sinh vật ở những người khỏe mạnh.
» Hiện nay, nhờ các thăm dò hiện đại về hình thái và chức năng của ruột trên thực nghiệm và lâm sàng đã dần làm sáng tỏ cơ chế điều chỉnh của ống tiêu hóa. Nó chủ yếu là sự tác động qua lại giữa hệ thống thần kinh trung ương với hệ thống thần kinh ruột ( trục não-ruột) - hệ thống mạng lưới thần kinh (plexuces) phối hợp hoạt động cùng với nhau để thực hiện nhịp nhàng chức năng bình thường của ruột. Từ đây chúng ta có thể biết được phương hướng điều trị của bệnh, đấy là tác động vào cơ chế này.
ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH
Nguyên tắc điều trị:
» Đầu tiên, phải biết rằng người bệnh hội chứng ruột kích thích dễ tăng nhu động ruột so với người bình thường. Các triệu chứng thường tái đi tái lại, kéo dài nhiều năm, bệnh nhân phải đi khám bệnh nhiều nơi, tâm lý luôn ngờ vực, lo lắng sợ bệnh nặng, bệnh ác tính. Tâm lý này vô tình lại làm bệnh nặng lên. Do đó việc đầu tiên cần làm đấy là phải thiết lập mối quan hệ tin cậy, chắc chắn, kiên định với người bệnh, cần giải thích cho bệnh nhân hiểu thấu đáo về bệnh, để người bệnh yên tâm điều trị.
» Không dùng thuốc kháng sinh, chỉ dùng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn.
» Ngoài ra, điều trị hội chứng ruột kích thích cần kết hợp việc dùng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt. Tùy tình trạng bệnh là trào ngược dạ dày- thực quản, hay là đại tràng co thắt mà sử dụng thuốc phù hợp. Với HCRKT bệnh tại đại tràng là chủ yếu, do đó ở đây chúng ta sẽ xem xét đến việc điều trị bệnh đại tràng co thắt.
Cơ chế đặc biệt của Phương Đông đại tràng:
» Như đã nhìn thấy ở trên, vì nguyên nhân bệnh hội chứng ruột kích thích chưa rõ ràng, do đó việc điều trị theo nguyên nhân là không khả thi. Chính vì vậy Phương Đông đại tràng ra đời với cơ chế đặc biệt.
- Thứ nhất: Dùng thuốc hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch của đại tràng theo nguyên tắc “dĩ bổ vi công“ của y học cổ truyền, tăng cường sức đề kháng của đại tràng trước các tác nhân gây bệnh. Vừa giúp đại tràng kháng lại được nguyên nhân gây bệnh, vừa tăng “sức khỏe” cho đại tràng thực hiện chức năng tiêu hóa. Tiêu hóa tốt thì cơ thể mới khỏe mạnh, cơ thể khỏe mạnh lại hỗ trợ cho miễn dịch toàn thân.
- Thứ hai: Là tác động vào cơ chế gây bệnh. Giảm tính nhạy cảm của đại tràng, đồng thời tăng cường sức khỏe đại tràng khiến việc ăn uống thoải mái hơn mà không lo bị kích thích. Đồng thời thành phần tác động hệ thần kinh thực vật tức là tác động vào dây thần kinh đường ruột, đưa vận động nhu động ruột trở về bình thường.
- Thứ ba: Bổ sung lợi khuẩn đường ruột vào đại tràng, lập lại hệ cân bằng vi sinh đường ruột. Đồng thời cơ chế viên thuốc bao tan trực tiếp tại thành đại tràng, không ảnh hưởng gì đến dạ dày, có thể dùng cùng với thuốc trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản mà không có vấn đề gì (trong trường hợp người bệnh bị cả 2 bệnh).
» Phương Đông đại tràng là sản phẩm đông dược ra đời bắt nguồn từ bài thuốc cổ truyền 14 đời của 1 dòng họ dân tộc Dao, được viện y học bản địa Việt Nam tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm, và ứng dụng trong điều trị cho bệnh nhân đến khám tại viện trong vòng 30 năm trước khi phân phối ra thị trường. Đến nay, Phương Đông đại tràng đã được cộng đồng đón nhận và công nhận về hiệu quả điều trị các bệnh về đại tràng bao gồm viêm đại tràng và đại tràng co thắt.
Báo cáo thử nghiệm Phương Đông đại tràng
» Vì cần tác động vào dây thần kinh đường ruột, do đó thời gian dùng dành cho đại tràng co thắt bao giờ cũng lâu hơn viêm đại tràng. Khuyến cáo dành cho người bệnh là dùng 3- 6 tháng. Trong trường hợp bệnh quá nặng, người bệnh được chỉ định dùng kèm thêm Arcalione x 3 viên uống 1 lần vào 8h sáng x 30 ngày.
Trong khi có Tây y điều trị:
Điều trị theo Tây y
» Trong khi đó Tây y điều trị chỉ dựa vào triệu chứng, dùng các thuốc:
- Chống đau, giảm co thắt: Duspataline, No-spa, Spasfon...
- Chống táo bón: uống nhiều nước, ăn thức ăn nhiều chất xơ, thuốc nhuận tràng (Forlax, Tegaserod, Duphalac...
- Chống tiêu chảy: Smecta, Actapulgite, Imodium...
- Chống sinh hơi: Meteospasmyl, pepsan, than hoạt...
- Thuốc an thần kinh: Rotunda, Seduxen, Dogmatyl...
» Vì vậy điều trị theo Tây y chỉ tức thời, giảm triệu chứng, không được lâu dài như khi dùng Phương Đông đại tràng!
Để đạt hiệu quả cao nhất, điều trị kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý:
» Khi đang có triệu chứng rối loạn tiêu hóa nên tránh ăn các thức ăn, nước uống không thích hợp.
» Hạn chế những thức ăn khó tiêu, dễ sinh hơi như: Khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, hoa quả có nhiều đường (cam, quýt, xoài, mít...), đồ uống nhiều đường và có gas, chất kích thích (rượu, cà fê, gia vị chua cay...), những thức ăn để lâu, bảo quản không tốt. Nếu có tiêu chảy tránh ăn qua nhiều thức ăn có nhiều chất xơ (rau muống, rau cải, dưa...).
» Ăn các bữa ăn nhỏ hơn và ăn chậm để giúp giảm co thắt ruột và tiêu chảy.
» Phối hợp ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh kiêng khem quá mức làm cơ thể thiếu chất, mệt mỏi.
» Luyện tập chế độ đại tiện 1 lần trong ngày, xoa bụng buổi sáng khi ngủ dậy để gây cảm giác muốn đại tiện.
» Luyện tập thư giãn giảm stress, căng thẳng.
» Khí công, tập thể dục, đi bộ thường xuyên vừa để tăng cường sức khỏe chung của cả cơ thể, vừa giúp đường ruột vận động nhịp nhàng hơn.
Trên đây là tất cả những thông tin về bệnh hội chứng ruột kích thích. Chắc nhiều bạn còn phân vân trong việc lựa chọn điều trị, cùng xem tác dụng của Phương Đông đại tràng đã được chứng minh qua thực tế người bệnh sử dụng nhé.
CÂU CHUYỆN NGƯỜI BỆNH
» Câu chuyện của bác Tặng, ở Thanh Hà, Thanh Miện, Hài Dương. Bác bị từ những năm bộ đội, nhưng triệu chứng không thường xuyên. Sau một thời gian lo lắng vì đám cưới con trai lớn, các triệu chứng của bác mới bắt đầu nặng lên. Mới đầu bác cũng chỉ mua tạm thuốc Tây về uống, nhưng không thể dứt điểm được, cho đến khi dùng Phương Đông đại tràng.
Câu chuyện của bác Tặng
» Hay như câu chuyện của anh Lực ở Thanh Hóa. Nhìn anh không ai nghĩ là anh mắc bệnh đại tràng, nhưng trên thực tế anh chịu rất nhiều bất tiện do bệnh gây ra.
Video chia sẻ của anh Lực
Phương Đông Đại Tràng
Hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm đại tràng cấp và mãn tính
CÂY NGẢI TIÊN - HIỂU BIẾT ĐỂ TRÁNH NHẦM LẪN
9 LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ “TÁO BÓN” TẠI NHÀ HIỆU QUẢ NHẤT
7 CÁCH ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY Ở PHỤ NỮ MANG THAI
VIÊM HỒI TRÀNG LÀ BỆNH GÌ VÀ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
TIÊU CHẢY KÈM SỐT NHẸ GÂY NHIỀU HẬU QUẢ, KHÔNG NÊN CHỦ QUAN!
LỢI ÍCH CỦA DỨA ĐỐI VỚI HỆ TIÊU HÓA LÀ GÌ, KHÔNG NÊN BỎ QUA?
DINH DƯỠNG CHO TRẺ BỊ TIÊU CHẢY ÔNG BỐ BÀ MẸ CẦN BIẾT
【TOP】10+ Thuốc Trị Viêm Đại Tràng Tốt Nhất 2022
CỨ UỐNG BIA RƯỢU LÀ LẠI ĐI NGOÀI –TẠI SAO?
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG PHÙ HỢP CHO NGƯỜI RỐI LOẠN TIÊU HÓA.
NHẬN BIẾT BỆNH QUA MÀU SẮC CỦA PHÂN GIÚP BẠN PHÒNG TRÁNH
ĐAU BỤNG BÊN PHẢI ẨN CHỨA NHỮNG BỆNH GÌ?
CÁC DẠNG TIÊU CHẢY CẤP THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
POLYP ĐẠI TRÀNG CÓ THỂ GÂY UNG THƯ KHÔNG, KIẾN THỨC CẦN NẮM
LÀM THẾ NÀO VỚI TIÊU CHẢY KÉO DÀI Ở TRẺ, CÁCH XỬ TRÍ HỢP LÝ NHẤT
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *