Đau bụng âm ỉ là triệu chứng của một số bệnh lý nhẹ – nặng điển hình của mẹ bầu, người bệnh táo bón, viêm ruột thừa, nhiễm trùng đường tiết niệu…
Đau bụng âm ỉ là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai, tuy không quá nguy hiểm nhưng cần đề phòng một số triệu chứng đi kèm báo hiệu các tai biến không mong muốn. Ngoài ra, triệu chứng này còn cảnh báo một số bệnh lý có liên quan mà chúng ta không thể coi thường.
Nguyên nhân gây đau bụng âm ỉ mức độ nhẹ
-
Mang thai
Ở trường hợp phụ nữ mang thai, các cơn đau bụng âm ỉ thường ở mức độ nhẹ và xuất hiện khá thường xuyên. Tuy nhiên, các cơn đau bụng này hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé hay gây ra bất cứ thương tổn nghiêm trọng nào.
Đau bụng khi mang thai
Trong trường hợp mẹ bầu thấy bụng đau âm ỉ với mức độ đau tăng dần, khác hẳn với các cơn đau âm ỉ bình thường thì cần phải thông báo khẩn cấp tới bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời.
Ngoài ra, ở các mẹ bầu có thể xuất hiện tình trạng thoát vị rốn – nguyên nhân gây đau bụng âm ỉ và đau bụng quằn quại ở các mẹ bầu. Mặc dù tỉ lệ mắc bệnh là khá thấp nhưng không thể chủ quan trước tình trạng này. Các triệu chứng của bệnh thoát vị rốn bao gồm:
Bụng phần quanh rốn bị sưng và phình lên.
Đau bụng âm ỉ.
Mẹ bầu có cảm giác buồn nôn và nôn.
-
Táo bón
Đây là một trong những bệnh tiêu hóa điển hình thường gặp và được tính khi một người đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần. Bệnh táo bón có thể gây ra tình trạng đau bụng âm ỉ quanh vùng rốn. Nếu cơn đau không đi kèm theo các triệu chứng tiêu hóa nghiêm trọng và tự mất sau một thời gian thì bệnh nhân không cần quá lo lắng, chỉ cần tập trung chữa bệnh táo bón là được.
Tình trạng táo bón
-
Sỏi mật
Những cơn đau bụng âm ỉ có xuất phát từ vùng hạ sườn phải với mức độ tăng dần, đôi lúc cơn đau sẽ trở nên quằn quại là báo hiệu tình trạng sỏi mật gây đau túi mật. Cơn đau có thể lan tới rốn và đau toàn vùng bụng. Khi xuất hiện cơn đau như thế này, bệnh nhân cần được điều trị khẩn cấp bằng can thiệp ngoại khoa – phẫu thuật loại bỏ túi mật.
-
Hậu phẫu
Sau quá trình thực hiện phẫu thuật ở vùng bụng, khi thuốc tê đã hết tác dụng, bệnh nhân sẽ bắt gặp các cơn đau bụng âm ỉ và kéo dài trong một khoảng một thời gian sau đó. Đi kèm với triệu chứng đau bụng âm ỉ quanh vùng rốn và ổ bụng thì bệnh nhân sẽ gặp thêm một số tình trạng khác như sốt, buồn nôn và nôn, tiêu chảy…
Nguyên nhân gây đau bụng âm ỉ mức độ nặng
-
Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa là một bệnh lý cấp cứu ngoại khoa cần được phát hiện và chữa trị kịp thời ngay lập tức để tránh nguy hiểm đến tính mạng. Có rất nhiều trường hợp không để ý đến tình trạng đau bụng âm ỉ kéo dài là do viêm ruột thừa gây ra, nếu như không can thiệp sớm thì tai biến có thể xảy ra như viêm phúc mạc, vỡ ruột thừa, nhiễm trùng lây lan ổ bụng…
Viêm ruột thừa gây đau bụng quằn quại
Trong đó, viêm phúc mạc là một trong những tai biến của viêm ruột thừa – tình trạng viêm nhiễm cực kì nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể, tốc độ xâm lấn toàn bộ ổ bụng cực kì nhanh và thậm chí là gây tử vong.
Để đề phòng tình trạng này, người bệnh cần chú ý các cơn đau bụng âm ỉ điển hình, vì trí thường bắt đầu cơn đau là ở vùng hố chậu phải và có xu hướng lan ra xung quanh vùng rốn. Cơn đau ngày càng tăng lên và không có dấu hiệu giảm, đau quặn bụng khi người bệnh cử động hoặc gắng sức làm gì đó.
Ngoài ra, có một vài triệu chứng đi kèm khi viêm ruột thừa bắt đầu gây đau bụng mà người bệnh cần chú ý, bao gồm:
Buồn nôn và nôn, ói mửa liên tục.
Thèm ăn những đồ chua
Xuất hiện tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy thất thường trong khoảng thời gian trước đó.
Sốt cao.
Vùng bụng bị sưng tấy và chướng bụng.
-
Viêm tụy
Viêm tụy chỉ ra tình trạng bệnh lý khi tuyến tụy bị viêm và loét do nhiều nguyên nhân gây ra. Tụy bị viêm và loét là do các enzyme tiêu hóa có xu hướng bắt đầu di chuyển đến tụy một cách bất thường trước khi chúng được giải phóng vào ruột non, và những enzyme tiêu hóa này sẽ tấn công tụy.
Hình ảnh tuyến tụy
Các cơn đau bụng âm ỉ do viêm tụy gây ra có đặc điểm đặc thù là khởi phát đột ngột, đau nhanh chóng với mức độ tăng dần nhanh chóng, đau dữ dội và đau quặn thắt ở vùng thượng vị hoặc quanh rốn, thậm chí cơn đau có thể lan ra sau lưng.
Bệnh nhân càng ngửa người thì càng đau nhưng nếu gập người lại thì lại bớt đau hẳn. Với một số tình trạng đau nguy kịch sẽ cần đến cấp cứu ngoại khoa.
-
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu gây đau bụng âm ỉ lại thường xảy ra phổ biến ở phụ nữ hơn là ở nam giới. Nguyên nhân được cho là do đường tiết niệu của nữ giới ngắn hơn của nam giới nên sẽ dễ bị viêm nhiễm hơn.E-Coli là vi khuẩn đứng đầu trong danh sách gây nên bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
Cơn đau bụng do nhiễm trùng đường tiết niệu có đặc điểm bắt đầu từ 2 bên thắt lưng, cơn đau lan dần xuống vùng bụng dưới và đi kèm với các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, sốt, nôn và buồn nôn.
Ngoài những bệnh lý trên, chúng ta còn có thể kể đến tình trạng viêm ruột – viêm dạ dày cũng gây ra tình trạng đau bụng âm ỉ. Đối với chị em phụ nữ, bụng đau âm ỉ còn có thể là do các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, u nang buồng trứng…
Chị em phụ nữ đau bụng có thể do bệnh phụ khoa
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề đau bụng âm ỉ và các bệnh lý – triệu chứng bệnh lý liên quan. Hầu hết các cơn đau này đều bình thường và không quá nguy hiểm, nhưng nếu bạn nghi ngờ bất cứ điều gì không tốt thì nên đi khám để đề phòng tai biến.
ĐAU BỤNG QUANH RỐN, MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP.
TIẾT LỘ NGUYÊN NHÂN UỐNG SỮA BỊ TIÊU CHẢY HÀNH HẠ
Đi Ngoài Phân Lỏng,Nát biểu hiện bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả
【Giải đáp】Sáng Sớm Đau Bụng Đi Ngoài Là Bệnh Gì?
ĐAU BỤNG ĐI NGOÀI NHIỀU LẦN PHÂN LỎNG NÁT DẤU HIỆU BỆNH GÌ?
VIÊM HỒI TRÀNG LÀ BỆNH GÌ VÀ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
KIẾN THỨC CẦN BIẾT VỀ PHÌNH ĐẠI TRÀNG Ở TRẺ NHỎ.
ĐAU BỤNG TIÊU CHẢY, LÀM SAO ĐỂ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG NÀY?
ĐAU BỤNG BÊN PHẢI ẨN CHỨA NHỮNG BỆNH GÌ?
KHÔNG DUNG NẠP LACTOSE, MỐI LO NGẠI CHO MẸ VÀ BÉ
NHỮNG BÍ QUYẾT CHỮA ĐAU BỤNG ĐI NGOÀI BẰNG MẸO DÂN GIAN
LỢI ÍCH CỦA DỨA ĐỐI VỚI HỆ TIÊU HÓA LÀ GÌ, KHÔNG NÊN BỎ QUA?
DINH DƯỠNG CHO TRẺ BỊ TIÊU CHẢY ÔNG BỐ BÀ MẸ CẦN BIẾT
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *