Cây ngải tiên
Đặc điểm cây:
Cây Ngải tiên hay Bạch yến, Bạch điệp, Garlannt flower, White hedychium, có tên khoa học là Hedychium coronarium Koenig, thuộc họ Gừng Zingiberaceae. Cây mọc tự nhiên ở một số vùng núi có độ cao 1400-1800m. Ngày nay cây được trồng ở nhiều nơi trên thế giới với mục đích làm cảnh và lấy tinh dầu, thân rễ để làm nước hoa và làm thuốc. Ở Việt Nam cây phân bố tự nhiên ở một số tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang.
Hình: Đặc điểm một số bộ phận cây Ngải tiên.
Thân rễ mập, ít phân nhánh, thân nhẵn, giống cây giềng, gừng, lá mọc so le, không cuống, hoa mọc ở ngọn thân, quả khi chin màu vàng, hạt màu đỏ.
Công dụng:
Thân rễ và quả của Ngải tiên có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng khu phong trừ thấp, ôn trung tán hàn. Tinh dầu gây trung tiện.
Thân rễ và quả dùng trong trường hợp đau bụng lạnh, bụng đầy chướng, tiêu hóa kém. Thân rễ sắc lấy nước súc miệng dùng cho người bị hôi miệng, uống khi cảm sốt, đau mình mẩy, phong thấp, nhức mỏi gân xương. Dùng ngoài thì lấy thân rễ tươi giã nát, uống nước, bã đắp chữa rắn cắn, đòn ngã tổn thương. Thân cây thái nhỉ, sắc, ngâm dùng khi viêm lợi, viêm amidan.
Hoa có thể dùng để ăn. Tinh dầu hoa là một loại hương liệu cao cấp. Trên thế giới, nhiều nước cũng sử dụng thân rễ ngải tiên chữa một số bệnh thông thường như: ở Hawaii dùng làm thuốc trị thối mũi, ở Ấn Độ dùng rễ cây tán bột để hạ nhiệt và trị tê thấp; ở Mooluyc, Indonexia dùng nấu nước súc miệng, tinh dầu thân rễ trị giun; ở Vân Nam, Trung Quốc dùng chữa đòn ngã tổn thương, phong thấp, cảm mạo, bạch đới nóng lạnh. Quả dùng khi đầy trướng bụng, ăn uống không tiêu.
Bài thảo dược từ cây Ngải tiên:
Dùng khi bị sốt: thân rễ cây, hành, thìa là (liều lượng bằng nhau) dùng tươi, giã nát, đắp.
Dùng khi đau bụng lạnh, đầy trướng, tiêu hóa kém: thân rễ khô hoặc quả sắc lấy nước hoặc tán bột uống.
Dùng khi đau mình mẩy, phong thấp, nhức mỏi xương: thân rễ sắc lấy nước hoặc tán bột uống.
Dùng khi hôi miệng, viêm lợi, viêm amidan: thân rễ thái nhỏ, sắc lấy nước súc miệng hàng ngày.
Dùng khi đòn ngã tổn thương, rắn cắn: thân rễ giã tươi lấy nước uống, bã đắp lên vết thương, đắp lên chỗ rắn cắn sau khi đã sơ cứu.
Kể từ thời xa xưa, Ngải tiên đã được sử dụng trong y học cổ truyền để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau; các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã cho thấy trong chiết xuất của các bộ phận khác nhau của cây có sự hiện diện của các hợp chất có hoạt tính sinh học với các thuốc giảm đau, chống dị ứng, chống viêm, chống lão hoá và chống viêm gan.
Giá trị làm thuốc của cây Ngải tiên đã có một số công trình ghi nhận.
BỊ ĐAU BỤNG VỀ ĐÊM VÀ GẦN SÁNG CÓ NGUY HIỂM?
NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI SIÊU ÂM ĐẠI TRÀNG
XỬ TRÍ NHƯ THẾ NÀO VỚI CHỨNG CHƯỚNG BỤNG BUỒN NÔN?
VIÊM HỒI TRÀNG LÀ BỆNH GÌ VÀ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
ĐAU BỤNG ĐI NGOÀI NHIỀU LẦN PHÂN LỎNG NÁT DẤU HIỆU BỆNH GÌ?
KIẾN THỨC CẦN BIẾT VỀ PHÌNH ĐẠI TRÀNG Ở TRẺ NHỎ.
NGUYÊN NHÂN GÂY CHƯỚNG BỤNG ĐẦY HƠI Ở TRẺ NHỎ
POLYP ĐẠI TRÀNG CÓ THỂ GÂY UNG THƯ KHÔNG, KIẾN THỨC CẦN NẮM
LỢI ÍCH CỦA DỨA ĐỐI VỚI HỆ TIÊU HÓA LÀ GÌ, KHÔNG NÊN BỎ QUA?
ĐAU BỤNG QUANH RỐN, MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP.
TÁO BÓN CÓ PHẢI LÀ MỘT TÌNH TRẠNG NGHIÊM TRỌNG?
ĂN ĐỒ BIỂN, CẦN CHÚ Ý DẤU HIỆU DỊ ỨNG VỚI HẢI SẢN
ĐAU BỤNG ĐẦY HƠI? LÀM THẾ NÀO ĐỂ THUYÊN GIẢM
8 THỰC PHẨM KHÔNG TỐT CHO CHỨNG ĂN KHÔNG TIÊU KHÔNG THỂ BỎ QUA
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *