KHÔNG DUNG NẠP LACTOSE LÀ GÌ?
Hội chứng không dung nạp lactose hay bất dung nạp lactose (Lactose intolerance) là một tình trạng bệnh lý thể hiện ở những người thiếu hoặc không có khả năng tiêu hóa lactose (đường sữa) - một loại đường tìm thấy trong sữa và các chế phẩm từ sữa, kể cả sữa mẹ.
Lactose là một phân tử đường được tạo thành từ hai loại đường nhỏ hơn là glucose và galactose. Để cho đường sữa được hấp thụ từ ruột và vào cơ thể, trước tiên nó phải được tách thành glucose và galactose. Glucose và galactose sau đó được hấp thụ bởi các tế bào lót ruột non. Enzym phân tách đường sữa thành glucose và galactose được gọi là lactase, và nó nằm trên bề mặt của các tế bào lót ruột non. Không dung nạp Lactose là do giảm hoặc không có hoạt động của men lactase, lactose di chuyển vào đại tràng thay vì được phân tách và hấp thu tại ruột non. Trong đại tràng, vi khuẩn đại tràng tương tác với lactose gây ra các triệu chứng bệnh.
Những người mắc chứng bệnh này thể hiện triệu chứng và mức độ khác nhau. Tình trạng này ảnh hưởng nhiều nhất đến trẻ, do đó ở đây chúng ta chỉ xem xét khi tình trạng này xảy ra ở trẻ.
Tìm hiểu các nguyên nhân khác gây uống sữa bị tiêu chảy tại đây.
DẤU HIỆU TRẺ KHÔNG DUNG NẠP LACTOSE
Triệu chứng xuất hiện sau khoảng 30 phút đến 2 tiếng sau ăn hoặc uống sữa và các sản phẩm từ sữa:
Đau bụng là một trong những triệu chứng không dung nạp lactose
- Đau bụng
- Tiêu chảy (táo bón không phải là triệu chứng của hội chứng không dung nạp lactose)
- Đầy bụng
- Nôn và buồn nôn (ít gặp)
Triệu chứng tùy theo sức hấp thụ lactose cũng như lượng lactose ăn uống vào cơ thể. Bé có thể sẽ hết triệu chứng sau vài giờ dừng uống sữa. Cũng có vài trường hợp bất dung nạp lactose nhưng không hề có biểu hiện gì nghiêm trọng và đáng chú ý.
► Đọc ngay: bé bị chướng bụng đầy hơi phải làm sao.
Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh với các nguyên nhân như sau.
NGUYÊN NHÂN CỦA HỘI CHỨNG KHÔNG DUNG NẠP LACTOSE
Có 3 nguyên nhân dẫn đến bất dung nạp lactose:
- Nguyên nhân bẩm sinh: Sự thiếu hụt men lactase có thể xảy ra do đột biến gen chịu trách nhiệm sản xuất ra loại men này. Đây là một nguyên nhân rất hiếm gặp. Trong sữa mẹ cũng có đường lactose do đó trẻ các triệu chứng của bệnh bắt đầu ngay sau khi sinh. Trẻ sinh non cũng có thể không dung nạp đường sữa vì nồng độ men lactase không đủ.
- Nguyên nhân thứ phát: do các bệnh phá hủy niêm mạc ruột non dẫn đến sự suy giảm sản xuất men lactase.
- Nguyên nhân nguyên phát: Phổ biến nhất. Do sự giảm sản xuất men lactase theo tuổi tác, do đó lactose trở nên kém hấp thu hơn khi chúng ta già đi. Bất dung nạp lactose nguyên phát có liên quan đến yếu tố di truyền.
Vì lactose có trong sữa mẹ nên chúng ta thường sinh ra với khả năng tiêu hóa chúng, rất ít khi thấy không dung nạp lactose ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh không gây hại cho đường tiêu hóa nhưng nếu có mẹ cần chú ý trong việc chăm sóc bé nhiều hơn.
KHÔNG DUNG NẠP LACTOSE ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN TRẺ?
Trẻ bất dung nạp lactose trong sữa mẹ:
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho trẻ
Không dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh là một vấn đề nghiêm trọng. Điều này nghĩa là trẻ không dung nạp đường lactose trong sữa mẹ, khi uống sữa mẹ sẽ gặp các triệu chứng bệnh. Đây là trường hợp bất dung nạp lactose bẩm sinh. Bé uống sữa bị tiêu chảy sẽ làm các mẹ lo lắng.
Đối với trẻ sơ sinh, “sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho trẻ nhỏ”, vừa là nguồn cung cấp dinh dưỡng, vừa là nguồn miễn dịch tự nhiên của bé. Vì vậy không nên bỏ hoàn toàn sữa mẹ ra khỏi khẩu phần ăn của bé mà nên làm như sau: mẹ chia nhỏ bữa ăn, giảm lượng sữa cho bé bú một lần để giảm lượng lactose bé hấp thụ một lần; mua bổ sung men lactase cho bé uống; trường hợp bé gần như không uống được sữa mẹ có thể cho bé uống thêm sữa ngoài (không chứa hoặc chứa ít lactose).
Với bé trên 5 tuổi không dung nạp lactose:
Phần lớn chúng ta gặp trường hợp bất dung nạp lactose ở trẻ trên 5 tuổi, rất hiếm khi ở trẻ dưới 5 tuổi. Khác với trẻ sơ sinh, bé trên 5 tuổi không bắt buộc phải uống sữa. Mục đích chúng ta cho bé uống sữa là để cung cấp chất dinh dưỡng, Ca++, vitamin D để trẻ phát triển tốt hơn. Thiếu Ca++, vitamin D sẽ gây vấn đề về xương và răng cho trẻ.
Không dung nạp lactose, mẹ chỉ cần cho bé uống loại sữa không chứa hoặc chứa ít lactose hoặc bổ sung Ca++, vitamin D bằng những nguồn thức ăn khác.
Sữa dành cho trẻ không dung nạp đường lactose:
Hội chứng không dung nạp lactose đang ngày càng phổ biến hơn, do đó trên thị trường có khá nhiều loại sữa được sản xuất riêng dành cho những người mắc bệnh này. Những loại sữa các mẹ có thể tham khảo cho bé bao gồm:
- Sữa Wakodo Bonlact I cho trẻ không dung nạp Lactose, dị ứng sữa bò, tiêu chảy (giá 396.000)
- Sữa bột dinh dưỡng công thức Enfamil A+ Lactofree Care – 400g (bé 0-12 tháng không dung nạp lactose) (giá 243.000)
- Enfamil A+ Lactofree 360˚ Brain Plus 400g (cho bé 0-12 tháng gặp vấn đề về tiêu hóa, không dung nạp lactose) (giá 271.700)
- Sữa bột Nan AL110 (AL-110) – hộp 400g (dành cho trẻ bị tiêu chảy và không dung nạp lactos) (giá 151.000)
- Sữa bột Abbott Similac Isomil 1 – hộp 400g dành cho trẻ dị ứng đạm sữa bò, bất dung nạp đường lactose, rối loạn chuyển hóa galactose, hoặc tiêu chảy (từ 0 – 6 tháng) (giá 269.000).
Ngoài ra mẹ có thể tham khảo top 6 loại thức ăn giúp bổ sung Canxi và Vitamin D cho trẻ:
Thức ăn bổ sung Canxi và vitamin D tốt nhất cho trẻ
- Các loại cá chứa nhiều chất béo: ngoài hàm lượng canxi và vitamin D dồi dào cá cung cấp lượng omega-3 tự nhiên tuyệt vời tốt cho bé. Các loại cá như cá mòi, cá hồi và cá ngừ.
- Phô mai là một chế phẩm từ sữa vừa giàu hàm lượng canxi tự nhiên tốt cho sức khỏe vừa đa dạng hương vị tuyệt vời. Đồng thời phô mai cũng chứa một lượng nhỏ vitamin D.
- Trứng không chỉ cung cấp canxi và các vi chất thiết yếu, trứng còn giàu hàm lượng vitamin D giúp đáp ứng 6% nhu cầu vitamin D hàng ngày của cơ thể.
- Cho bé uống mỗi ngày một ly nước cam ép có thể cung cấp đến 100 UI vitamin D tự nhiên, vừa bổ sung canxi cho cơ thể, vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ sức khỏe.
- Các loại rau xanh có chứa một lượng canxi khá lớn có thể bổ sung trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Đặc biệt các loại rau xanh như rau cải xoong, rau cải xoăn, súp lơ xanh…
- Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành: ngoài canxi chúng còn chứa nhiều các loại dưỡng chất khác như vitamin A, D, E tốt cho cơ thể. Ngoài đậu nành, canxi còn có trong các loại quả đậu khác như đậu cô ve, các sản phẩm từ đậu tương.
Tìm hiểu ngay các xử lý khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài tại đây
LÀM SAO ĐỂ BIẾT TRẺ BỊ HỘI CHỨNG KHÔNG DUNG NẠP LACTOSE?
Khi bé bị tiêu chảy kéo dài, điều đầu tiên phải làm đấy chính là đưa trẻ đến trung tâm y tế thăm khám. Sau khi loại trừ các nguyên nhân cơ bản như nhiễm trùng, bé sẽ được xét nghiệm xem nguyên nhân tiêu chảy có phải do bệnh bất dung nạp lactose không.
Xét nghiệm độ axit của phân là một xét nghiệm về sự thiếu hụt lactase ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đối với xét nghiệm độ axit của phân, trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ được cho uống một lượng nhỏ đường lactose. Một số mẫu phân liên tiếp sau đó được kiểm tra độ axit. Khi thiếu hụt men lactase, đường lactose không được hấp thu vào ruột non, mà xuống đại tràng và được phân tách thành glucose và galactose tại đây. Một số glucose và galactose bị vi khuẩn phân hủy thành axit, ví dụ, axit lactic. Axit lactic làm phân có tính axit. Do đó, một trẻ sơ sinh hoặc trẻ em thiếu hụt men lactase sẽ có phân có tính axit sau liều thử nghiệm này.
Trên đây là tất cả những thông tin về không dung nạp lactose mẹ cần biết. Khi biết bé mắc bệnh mẹ cần làm theo những điều đã khuyến cáo như ở trên nhé.
Liên hệ hotline >>0968.573.697<< để được tư vấn kỹ hơn.
ĐAU BỤNG QUẰN QUẠI – DẤU HIỆU BỆNH NGUY HIỂM
ĐIỀU BẤT NGỜ VỀ VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT MÀ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
TOP THỰC PHẨM QUAN TRỌNG NÊN BIẾT CHO NGƯỜI BỊ TÁO BÓN
ĐAU BỤNG ĐẦY HƠI? LÀM THẾ NÀO ĐỂ THUYÊN GIẢM
NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ NỘI SOI ĐẠI TRÀNG
Đi Ngoài Phân Lỏng,Nát biểu hiện bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả
NGUYÊN NHÂN GÂY CHƯỚNG BỤNG ĐẦY HƠI Ở TRẺ NHỎ
CÁCH GIẢM ĐAU VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT TỐT NHẤT
ĐAU BỤNG ĐI NGOÀI NHIỀU LẦN PHÂN LỎNG NÁT DẤU HIỆU BỆNH GÌ?
CHƯỚNG BỤNG ĐẦY HƠI TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
ĐI NGOÀI PHÂN CÓ NHẦY, NGUYÊN NHÂN TẠI SAO?
TÁO BÓN CÓ PHẢI LÀ MỘT TÌNH TRẠNG NGHIÊM TRỌNG?
ĐAU BỤNG BÊN PHẢI ẨN CHỨA NHỮNG BỆNH GÌ?
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *