Điều trị tiêu chảy ở phụ nữ mang thai cần tuyệt đối cẩn thận và chọn giải pháp lành tính để tránh gây hại đến sức khỏe thai nhi.
Khi mang thai, cơ thể người mẹ rất nhạy cảm và yếu ớt, dễ bị mắc các bệnh như cảm cúm, sốt, đau bụng, tiêu chảy… Không ít bà bầu lo lắng rằng khi bị tiêu chảy, có cách nào an toàn để chữa trị hơn là dùng thuốc Tây gây hại cho cơ thể hay không? Có rất nhiều phương pháp lành tính giúp khắc phục tình trạng này, điển hình là 7 gợi ý chữa trị an toàn dưới đây.
Phụ nữ mang thai sức đề kháng kém dễ mắc tiêu chảy
Nguyên nhân gây tiêu chảy ở bà bầu
Nguyên nhân cơ bản gây tiêu chảy ở bà bầu vẫn là do vi khẩn xâm nhập vào hệ tiêu hóa thông qua thức ăn, đồ uống. Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, nguồn nước bị ô nhiễm có chứa một số loại vi khuẩn có thể dẫn đến tiêu chảy trong thời kỳ mang thai.
Bên cạnh đó, các loại thuốc như thuốc huyết áp, thuốc kháng axit có chứa magiê và thuốc kháng sinh cũng là có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy ở bà bầu. Một số thai phụ còn bị tiêu chảy do trước đó đã mắc hội chứng kích thích ruột và các bệnh đường ruột như bệnh Crohn.
Uống quá nhiều nước, sử dụng các loại thực phẩm chứa hàm lượng nước cao như hoa quả (dưa hấu), rau quả cũng có thể dẫn đến tiêu chảy. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể là hệ quả từ chứng không dung nạp lactose có trong sữa và ngộ độc thực phẩm.
Không may sử dụng phải thực phẩm kém vệ sinh có thể khiến bà bầu bị tiêu chảy.
Phụ nữ mang thai sức đề kháng kém hơn nên mắc tiêu chảy nặng hơn các trường hợp bình thường và mức độ nguy hiểm cũng cao hơn. Tiêu chảy kéo dài sẽ ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng, có thể gây suy dinh dưỡng, chậm phát triển và nặng hơn nữa có thể làm thai chết trong bụng mẹ.
Để trị tiêu chảy an toàn, chị em có thể lựa chọn 1 trong 7 cách dưới đây:
- Dùng nước gạo rang: Gạo tẻ đem sao vàng, sau đó hạ thổ rồi tán nhỏ thành bột mịn khoảng 8- 10 gam với một ít nước cơm hòa lẫn vào uống ngày 2-3 lần. Chè khô, gạo rang lượng bằng nhau, sắc với 3 lát gừng tươi, chia uống nhiều lần trong ngày. Uống khi nước thuốc còn ấm nóng.
Nước gạo rang.
- Dùng đường đỏ và hạt tiêu: Đường đỏ hòa tan trong nước ấm, uống với 4 hạt tiêu. Uống trong 2-3 ngày, mỗi ngày 3 lần bệnh sẽ thuyên giảm.
- Dùng trà gừng: Lấy 100gr gừng tươi hoặc 30gr gừng khô cùng 5g lá chè khô, đun chung với 800g nước cho đến khi còn 2/3 số nước, đổ thêm 15g dấm gạo, chia uống 3 lần/ ngày.
- Dùng nụ sim: Nụ sim thu hái khi còn chưa nở, khoảng nửa chén sắc uống. Một ngày uống khoảng 2 lần.
Dùng lá mơ với trứng gà: lấy 100g lá mơ (mơ tía thì tốt và thơm hơn lá mơ trắng) rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 5 phút, vớt ra để ráo nước. Giã mơ thật nhỏ, cho vào bát, đập thêm 1 quả trứng gà trộn đều. Hấp cách thủy, ăn một ngày 2-3 lần liên tục trong 3-4 ngày để đường ruột ổn định.
Lá mơ và trứng gà
- Dùng vỏ măng cụt: rửa sạch, đun sôi với nước để đặc rồi uống.
- Dùng búp ổi: Lấy một nắm búp ổi nhai với vài hạt muối nuốt cả bã hoặc kết hợp búp ổi hoặc lá ổi non 12 – 20g (sao sơ), gừng nướng 10g cùng củ riềng khô 10 – 12g, vỏ quýt khô 10 – 12g, sắc với 500ml nước, còn lấy 200ml, chia làm hai lần uống trong ngày trước bữa ăn. Bài thuốc này dùng chữa các trường hợp tiêu chảy thông thường, nhất là tiêu chảy do lạnh.
Trên đây là các cách chữa tiêu chảy ở mẹ bầu hiệu quả, an toàn theo kinh nghiệm dân gian. Chị em có thể cân nhắc lựa chọn phương pháp phù hợp và thuận lợi trong việc tìm nguyên liệu với mình nhất để sớm trị dứt chứng tiêu chảy khó chịu.
PHỤ HUYNH CẦN CHO BÉ ĂN GÌ KHI BỊ TIÊU CHẢY CẤP?
ĐAU BỤNG RỐI LOẠN TIÊU HÓA GIẢI PHÁP NÀO TỐT NHẤT CHO BẠN?
ĐAU BỤNG QUẰN QUẠI – DẤU HIỆU BỆNH NGUY HIỂM
BẠN ĐÃ BIẾT CHẾ ĐỘ ĂN KIÊNG CHO NGƯỜI BỊ BỆNH ĐẠI TRÀNG CO THẮT?
【Cảnh báo】Đi đại tiện nhiều lần trong ngày báo hiệu bệnh lý gì?
TOP THỰC PHẨM QUAN TRỌNG NÊN BIẾT CHO NGƯỜI BỊ TÁO BÓN
POLYP ĐẠI TRÀNG CÓ THỂ GÂY UNG THƯ KHÔNG, KIẾN THỨC CẦN NẮM
CHỨNG ĂN KHÔNG TIÊU VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
ĐẠI TRÀNG CO THẮT NÊN ĂN GÌ TỐT CHO SỨC KHỎE?
TIẾT LỘ NGUYÊN NHÂN UỐNG SỮA BỊ TIÊU CHẢY HÀNH HẠ
RỐI LOẠN TIÊU HÓA VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT
8 THỰC PHẨM KHÔNG TỐT CHO CHỨNG ĂN KHÔNG TIÊU KHÔNG THỂ BỎ QUA
XỬ TRÍ NHƯ THẾ NÀO VỚI CHỨNG CHƯỚNG BỤNG BUỒN NÔN?
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *