» Nội soi đại tràng là một thủ thuật với một ống dài linh hoạt được đưa từ lỗ hậu môn vào đi qua toàn bộ đại tràng đến tận hồi tràng (phần cuối ruột non). Nội soi cho thấy hình ảnh rõ nét của niêm mạc đại tràng, xác định được những tổn thương, polyp đại tràng, khối u tiền ung thư hoặc ung thư. Nó là một thủ thuật được thực hiện phổ biến và thường xuyên để chẩn đoán bệnh đại tràng cũng như để tầm soát ung thư đại tràng. Do đó người bệnh không cần quá lo lắng.
Hình ảnh nội soi đại tràng
NỘI SOI ĐẠI TRÀNG CÓ ĐAU KHÔNG
» Cảm giác của người bệnh khi tiến hành nội soi không giống nhau. Phần lớn chỉ thấy hơi chướng và căng tức ở vùng dưới, nhưng có người lại bị đau quặn. Theo ống nội soi vào đại tràng là thiết bị bơm hơi để làm phồng đại tràng, thuận tiện cho sự quan sát. Chính điều này đã gây ra cảm giác căng, khó chịu cho người bệnh. Đặc điểm của đại tràng là dài, xốp, có đoạn bị xoắn, gấp khúc nên đôi khi ống nội soi đi sâu vào sẽ làm bệnh nhân bị đau đớn. Nhưng với khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm của đội ngũ bác sỹ thì chuyện này ít khi xảy ra.
» Ngoài ra có một điều khó chịu khác đấy là trước khi nội soi phải làm sạch đại tràng bằng thuốc nhuận tràng (tại nhà) hoặc thụt tháo (tại bệnh viện). Lúc này người bệnh bị đi ngoài liên tục cho đến khi ra nước trong. Điều này gây khó chịu và mệt mỏi cho một số người, đặc biệt là người có sức khỏe yếu và người bị bệnh trĩ.
Hình ảnh nội soi
» Nội soi đại tràng được đánh giá là một thủ thuật an toàn không gây nguy hiểm. Nếu không có gì đáng ngại, người bệnh có thể về nhà ngay sau nội soi. Các biến chứng có thể có bao gồm:
- Ống nội soi có thể gây rách hoặc thủng đại tràng. Đây là một biến chứng nặng. Tuy nhiên biến chứng này rất hiếm khi xảy ra, và chỉ thường xảy ra khi niêm mạc đại tràng bị tổn thương nặng, yếu...Lỗ thủng có thể được xử lý bằng kẹp kim loại qua nội soi để đóng lỗ thủng lại, đôi khi phải phẫu thuật.
- Lấy mẫu sinh thiết hay cắt polyp có thể gây chảy máu nhưng thường chảy máu rất ít và có thể kiểm soát được bằng đốt điện hoặc kẹp cầm máu tại vị trí đang chảy máu.
⇒ Tìm hiểu kỹ hơn về quy trình nội soi đại tràng.
» Các biến chứng này hiếm khi xảy ra, chỉ khoảng 1/1000 người bệnh làm nội soi. Nếu sợ cảm giác khó chịu trong khi nội soi, người bệnh có thể tham khảo phương pháp nội soi gây mê.
NỘI SOI ĐẠI TRÀNG KHÔNG ĐAU
» Nội soi đại tràng gây mê được thực hiện với gây mê toàn thân. Trong thời gian làm thủ thuật, thuốc gây mê sẽ được truyền qua đường tĩnh mạch để giúp người bệnh thư giãn và ngủ trong quá trình nội soi. Vì vậy người bệnh sẽ không nhớ gì về thủ thuật đã diễn ra, không cảm thấy đau đớn, khó chịu. Hơn nữa, gây mê trong nội soi làm cho người bệnh đỡ kích thích hơn, giúp quá trình thực hiện thủ thuật được thuận lợi hơn, áp dụng được nhiều kỹ thuật đem lại sự chính xác cao.
Thuốc mê tiêm tĩnh mạch
» Vì vậy với những người lo lắng về nội soi, đây là một lựa chọn phù hợp, nhưng chi phí của nó sẽ cao hơn nội soi thường khoảng 1.000.000 vnđ, không phù hợp với điều kiện kinh tế của một số người. Nội soi gây mê yêu cầu cần có người nhà đi cùng.
» Trước khi thực hiện, người bệnh cần phải khám tiền mê, thông thường 24 – 72 giờ trước khi tiến hành thủ thuật, và bác sỹ có thể sẽ yêu cầu làm một số xét nghiệm.
» Một monitor được gắn vào cơ thể để theo dõi hơi thở, huyết áp và nhịp tim trong suốt quá trình nội soi. Sau nội soi, người bệnh sẽ được theo dõi từ 1 – 2 giờ và có thể về nhà sau khi đã hoàn toàn tỉnh táo.
» Chú ý: Ngay cả khi cảm thấy đã tỉnh táo, thuốc mê vẫn có thể tồn tại trong máu 24 giờ và nhiều trường hợp sẽ vẫn cảm thấy buồn ngủ. Vì thế tốt nhất không nên điều khiển xe cộ, vận hành máy móc hạng nặng hay uống rượu trong thời gian này. Nên ăn uống thức ăn mềm, tránh ăn đồ cay nóng sau nội soi. Khi những triệu chứng khó chịu hết người bệnh có thể ăn uống trở về như bình thường.
» Tuy nhiên có một lưu ý quan trọng đấy là không phải ai cũng có đủ sức khỏe để thực hiện nội soi gây mê. Việc gây mê với từng người cần nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ. Thủ thuật được khuyến cáo không nên thực hiện khi:
- Tiền sử bệnh kèm theo hoặc dị ứng với thuốc gây mê.
- Người bệnh trên 80 tuổi, suy kiệt nặng.
- Người bệnh đang bị sốc, suy hô hấp, suy tuần hoàn, thiếu máu nặng.
- Người bệnh đang mang thai.
- Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt không nên làm nội soi đại trực tràng trừ trường hợp cấp cứu cần thiết.
» Kết quả nội soi sẽ được các bác sĩ kiểm tra, đánh giá để đưa ra chẩn đoán hay tư vấn về chăm sóc sức khỏe ngay sau nội soi. Người bệnh nội soi cũng cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu phát hiện có những dấu hiệu bất thường như: đau ngực hoặc đau bụng càng ngày càng trở nên nghiêm trọng; phân tối màu; nôn mửa kéo dài hoặc nôn ra máu; khó thở; sốt 38 độ C hoặc cao hơn.
→ Sau bao lâu thì nên đi nội soi lại?
Bệnh đại tràng có rất nhiều bệnh mà không thể chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán. Nội soi đại tràng ít khi gây đau đớn và người bệnh có thể yên tâm khi thực hiện thủ thuật này. Do vậy khi được chỉ định đi nội soi người bệnh đừng lo ngại mà hãy đi nội soi, biết được chính xác căn bệnh mình đang mắc phải, cũng như có thể phát hiện sớm những tình trạng nguy hiểm như ung thư.
LỜI KHUYÊN CHO NGƯỜI BỊ HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH CẦN BIẾT
XỬ TRÍ NHƯ THẾ NÀO VỚI CHỨNG CHƯỚNG BỤNG BUỒN NÔN?
BỊ ĐAU BỤNG VỀ ĐÊM VÀ GẦN SÁNG CÓ NGUY HIỂM?
CÁC DẠNG TIÊU CHẢY CẤP THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
MÁCH BẠN ĐAU BỤNG ĐI NGOÀI NÊN ĂN GÌ ĐỂ BỤNG NHANH KHỎE?
RỦI RO VÀ LỢI ÍCH CỦA PROBIOTIC KHÔNG THỂ KHÔNG BIẾT!
ĐAU BỤNG RỐI LOẠN TIÊU HÓA GIẢI PHÁP NÀO TỐT NHẤT CHO BẠN?
ĐAU BỤNG QUANH RỐN, MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP.
12 THỰC PHẨM CẦN TRÁNH CHO NGƯỜI BỊ BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT.
DINH DƯỠNG CHO TRẺ BỊ TIÊU CHẢY ÔNG BỐ BÀ MẸ CẦN BIẾT
NHẬN BIẾT BỆNH QUA MÀU SẮC CỦA PHÂN GIÚP BẠN PHÒNG TRÁNH
TOP 8 THỰC PHẨM GIÚP NHUẬN TRÀNG NGỪA TÁO BÓN HIỆU QUẢ
【TOP】5 Thuốc Trị Đau Bụng Tiêu Chảy Tốt Nhất Hiện Nay
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *