Dưới đây là TOP 5 thuốc trị đau bụng tiêu chảy tốt nhất hiện nay, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Một số nguyên nhân gây đau bụng tiêu chảy
Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng kèm tiêu chảy, điển hình là các nguyên nhân sau:
Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây tiêu chảy, đau bụng. Nếu bạn bị đau bụng, tiêu chảy sau bữa ăn kèm theo các triệu chứng sau thì khả năng cao là do ngộ độc thực phẩm:
-
Buồn nôn
-
Ói mửa
-
Phân có thể lẫn máu
-
Sốt
-
Mệt mỏi
-
Đau cơ
-
Ớn lạnh,...
Nguyên nhân là do ăn phải thức ăn đã ôi thiu, chứa nấm mốc, nhiễm virus, vi khuẩn hoặc có độc tố mạnh,...
Trường hợp nhẹ, người bệnh có thể phục hồi sức khỏe sau vài ngày. Nhưng khi có các dấu hiệu chuyển biến nặng, cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay để xử trí kịp thời.
Nhạy cảm với thực phẩm
Một số thành phần trong thực phẩm có thể gây tình trạng nhạy cảm hay bất dung nạp như:
-
Lactose trong sữa
-
Phụ gia thực phẩm
-
Chất bảo quản
-
Caffeine
-
Đường tự nhiên trong hành tây, bông cải xanh,...
Nếu cơ thể bạn không phân cắt, tiêu hóa được chất đó thì khi ăn thường xuất hiện các triệu chứng như:
-
Đau bụng
-
Buồn nôn
-
Tiêu chảy
-
Táo bón
-
Chuột rút,...
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS hay còn gọi là đại tràng co thắt) là các rối loạn chức năng đại tràng, không có tổn thương thực thể.
Hội chứng ruột kích thích không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh. Do gây nhiều triệu chứng khó chịu như:
-
Đau bụng: Đau vùng bụng dưới, hố chậu trái sau ăn, cơn đau giảm khi đi đại tiện
-
Chướng bụng: Thường gặp nhiều vào ban ngày, nhẹ hơn vào ban đêm.
-
Tiêu chảy: Phân lỏng nát, có nhầy, không lẫn máu
-
Táo bón: Xen kẽ với tiêu chảy, phân rắn, ít, lẫn nhầy,...
-
Triệu chứng mãn tính: Sốt, sụt cân, sờ thấy khối u bất thường, đi ngoài ra máu tươi, thiếu máu,...
Viêm loét dạ dày
Đau vùng thượng vị kèm theo tiêu chảy là dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân viêm loét dạ dày.
Nguyên nhân là do acid tiết ra nhiều đến mức dư thừa, kích thích làm tổn thương, viêm loét niêm mạc dạ dày. Từ đó, gây triệu chứng đau âm ỉ, khó chịu vùng thượng vị.
Bên cạnh đó, viêm loét dạ dày cũng kéo theo rối loạn tiêu hóa khiến người bệnh thường xuyên ăn không ngon, chướng bụng, tiêu chảy,... Ngoài ra, bạn có thể nhận biết bệnh lý viêm loét dạ dày qua một số dấu hiệu sau:
-
Đầy hơi
-
Nóng rát, cồn cào
-
Buồn nôn, nôn
-
Đi cầu phân đen
-
Có thể kèm ợ hơi, ợ chua,...
Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa có thể gây cơn đau bụng kèm theo tiêu chảy. Trường hợp này cần đưa đi cấp cứu ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm như:
-
Thủng ruột thừa
-
Tắc ruột
-
Nhiễm trùng huyết
Viêm ruột thừa có những triệu chứng khá điển hình giúp người bệnh dễ nhận biết, bao gồm:
-
Đau bụng âm ỉ vùng quanh rốn sau đó lan xuống hố chậu phải, đau tăng dần, dữ dội hơn.
-
Khoảng 24h sau xuất hiện dấu hiệu sốt, buồn nôn, ói mửa, chán ăn, tiêu chảy, mạch đập nhanh,...
Thuốc trị đau bụng tiêu chảy tốt nhất hiện nay
Triệu chứng đau bụng và tiêu chảy có thể khắc phục nhanh, hiệu quả bằng các loại thuốc giảm đau, cầm tiêu chảy. Dưới đây là thông tin chi tiết về các loại thuốc trị đau bụng tiêu chảy phổ biến, bạn có thể tham khảo sử dụng.
Thuốc đau bụng tiêu chảy của Mỹ Pepto Bismol
Nếu bạn đang thắc mắc “đau bụng tiêu chảy uống thuốc gì?” thì hãy tham khảo ngay Pepto Bismol. Pepto Bismol là thuốc của Công ty Pepto - Bismol (Mỹ), thường dùng giảm đau bụng, tiêu chảy và điều trị viêm loét dạ dày.
Thành phần: Bismuth subsalicylate là hoạt chất chính trong thuốc Pepto Bismol.
Tác dụng: Bismuth subsalicylate có tác dụng tạo lớp bao phủ ổ loét, ngăn chặn acid dịch vị, các enzym tấn công gây viêm loét từ đó giảm đau rát thượng vị. Đồng thời, hoạt chất này còn giúp làm chậm sự phát triển của vi khuẩn có hại ngăn ngừa tiêu chảy.
Liều dùng: Trẻ trên 12 tuổi và người lớn nhai 2 viên/lần, ngày dùng không quá 8 lần, cách nhau 1-2 giờ.
Lưu ý khi sử dụng:
-
Khi dùng Pepto Bismol cần nhai kỹ và nuốt, sau 2 ngày mà bệnh không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu ù tai cần ngừng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ.
-
Không nên dùng thuốc Pepto Bismol cho trẻ dưới 12 tuổi. Cần thận trọng khi sử dụng Pepto Bismol cho bà bầu, đang cho con bú, rối loạn chức năng thận…
Tác dụng không mong muốn: Hoạt chất Bismuth Subsalicylate trong Pepto Bismol có thể gây một số tác dụng phụ như:
-
Buồn nôn
-
Ói mửa
-
Táo bón
-
Phân đen
-
Lưỡi đen,...
Giá bán tham khảo:
-
Pepto Bismol dạng hộp chứa 30 viên nén có giá khoảng 230.000 - 260.000 đồng.
-
Pepto Bismol dạng chai 354mL có giá khoảng 235.000 - 255.000 đồng.
Thuốc trị đau bụng tiêu chảy Berberin
Berberin là thuốc trị đau bụng, tiêu chảy vô cùng quen thuộc, được sử dụng phổ biến từ trước đến nay. Có khá nhiều công ty sản xuất sản phẩm chứa hoạt chất này. Dưới đây là một số thông tin về thuốc Berberin của Công ty CP dược Trung ương 3.
Thành phần: Mỗi viên berberin chứa 50mg berberin clorid - hoạt chất được chiết từ thân, rễ của cây vàng đắng hoặc hoàng liên gai,...
Tác dụng: Berberin được ví như một loại kháng sinh thiên nhiên, có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn như:
-
Staphylococcus aureus
-
Streptococcus hemolytique
-
Lỵ,...
Liều dùng: Người lớn uống 1-2 viên Berberin/lần, ngày uống 3 lần. Có thể tăng hoặc giảm liều Berberin theo tuổi tác và triệu chứng bệnh.
Lưu ý khi sử dụng:
Tuyệt đối không sử dụng Berberin cho các đối tượng sau:
-
Trẻ sơ sinh
-
Trẻ vị thành niên
-
Viêm đại tràng xuất huyết
-
Tiêu chảy nghiêm trọng do vi khuẩn
Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai/cho con bú, bệnh nhân bilirubin huyết cao, tim mạch, huyết áp thấp, người cao tuổi,...
Tác dụng không mong muốn: Táo bón, xuất hiện phát ban ngoài da,...
Giá bán tham khảo: 1 lọ berberin (100 viên) có giá khoảng 4.000 đồng.
Thuốc cầm tiêu chảy Loperamid
Loperamide hydrochloride là thuốc điều trị tiêu chảy cấp chưa rõ nguyên nhân và tiêu chảy mãn tính hiệu quả. Thuốc này được sản xuất bởi Flamingo Pharmaceuticals Ltd (Ấn Độ).
Thành phần: Mỗi viên nang chứa 2mg hoạt chất loperamide hydrochloride.
Tác dụng: Loperamid làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch, tăng trương lực cơ vòng và hậu môn, từ đó giảm số lần đi ngoài. Ngoài ra, Loperamid còn giúp giảm mất nước và điện giải, giảm lượng phân.
Liều dùng:
Trường hợp tiêu chảy cấp tính, người lớn dùng Loperamid hydrochloride (Ấn Độ) với liều như sau:
-
Tiêu chảy cấp tính: Uống 4mg (2 viên) sau lần đi ngoài phân lỏng đầu tiên. Uống duy trì 2mg (1 viên) sau mỗi lần tiêu chảy, không quá 8 viên/24 giờ.
-
Tiêu chảy mãn tính: Mỗi ngày uống một lần 4mg, sau đó uống 2mg mỗi lần đi phân lỏng. Uống duy trì 2-4 viên/ngày.
Lưu ý khi sử dụng: Trường hợp bị tiêu chảy kèm sốt cao, phân lẫn máu không nên dùng Loperamid. Thận trọng khi sử dụng cho trẻ em, người nhiễm HIV, không nên dùng cho phụ nữ có thai/cho con bú,...Thận trọng khi lái xe, vận hành máy móc vì Loperamid gây suy giảm ý thức, chóng mặt, buồn ngủ.
Tác dụng không mong muốn: Buồn nôn, ói mửa, chóng mặt, táo bón, khô miệng,...
Giá bán tham khảo: 1 hộp Loperamid hydrochloride 10 vỉ x10 viên nang (Ấn Độ) có giá khoảng 16.000 - 25.000 đồng.
Thuốc đau bụng tiêu chảy Diarsed
Thuốc Diarsed là sản phẩm của hãng dược Sanofi được sử dụng phổ biến trong điều trị đau bụng, tiêu chảy cấp mạn do tăng nhu động ruột.
Thành phần: Mỗi viên Diarsed chứa 2.5mg Diphénoxylate, 0.025mg Atropine.
Tác dụng: Diphénoxylate là hoạt chất chống tiêu chảy kiểu morphine. Hoạt chất Atropine được thêm vào công thức để hạn chế lệ thuộc vào Diphénoxylate.
Liều dùng:
Người lớn dùng thuốc đau bụng tiêu chảy Diarsed với liều như sau:
-
Tiêu chảy cấp: Uống 2 viên cho liều khởi đầu sau đó uống thêm 1 viên mỗi lần đi ngoài phân lỏng (không quá 8 viên/24h).
-
Tiêu chảy mạn: Uống 1-2 viên Diarsed/ngày.
Trẻ em trên 30 tháng tuổi dùng Diarsed với liều 1-4 viên/ngày tương đương 2.5mg/5kg/ngày.
Lưu ý khi sử dụng: Không dùng cho trẻ em dưới 30 tháng tuổi, phụ nữ có thai/cho con bú, bệnh nhân đang trong đợt cấp viêm đại tràng xuất huyết hoặc bị glaucoma góc đóng,...
Tác dụng không mong muốn: Buồn nôn, nôn, chướng bụng, nhức đầu, phát ban, khô miệng, ngủ gà,...
Giá bán tham khảo: 1 lọ Diarsed (20 viên bao đường), giá bán dao động theo từng nhà thuốc, đại lý.
Thuốc nam chữa đau bụng tiêu chảy
Phần lớn người bệnh đều mong muốn sử dụng các loại thuốc an toàn cho sức khỏe. Do đó, hiện nay, thuốc nam hay các sản phẩm từ thảo dược được rất nhiều người bệnh ưa chuộng.
Theo y học cổ truyền ghi nhận ở nước ta có nhiều dược liệu tốt giúp cải thiện tình trạng đau bụng tiêu chảy như:
-
Ngải tiên: Trong cây ngải tiên có chứa hoạt chất Diterpenes Coronerin có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm tốt. Ngoài ra còn có khả năng phục hồi niêm mạc tiêu hóa bị tổn thương. Do đó, rất hiệu quả khi sử dụng cho trường hợp đau bụng, tiêu chảy do viêm loét dạ dày, viêm đại tràng.
-
Bòn bọt: Lá bòn bọt chứa Saponin, Sterolic tanin có công dụng làm se niêm mạc ruột, từ đó giúp hạn chế tiêu chảy. Theo lương y Thương Hảo, thực tế dân tộc Tày thường sử dụng cây bòn bọt chữa tiêu chảy cho trẻ nhỏ cho kết quả rất tốt.
-
Hoài sơn: Hoài sơn có vị ngọt, tính bình quy vào các kinh vị, tỳ, phế, thận. Vị thuốc hoài sơn thường được sử dụng để chữa trị chứng ăn uống khó tiêu, tiêu chảy kéo dài, viêm ruột mãn tính,...
Tuy nhiên, việc sử dụng các loại dược liệu hỗ trợ điều trị đau bụng, tiêu chảy chỉ thực sự hiệu quả, an toàn khi dùng đúng liều lượng và đúng hướng dẫn.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng gặp một số bất tiện như tốn nhiều thời gian chuẩn bị, không biết mua dược liệu sạch ở đâu,...
Chưa kể, hiện nay xuất hiện tràn lan các sản phẩm kém chất lượng gắn mác bài thuốc dân tộc gia truyền 3 đời, quảng cáo lừa dối người bệnh. Không những không giúp khỏi bệnh mà còn chứa một số chất gây hại, khi dùng nhiều gây tổn hại đến chức năng các cơ quan của cơ thể như gan, thận,...
Nếu muốn chữa đau bụng, tiêu chảy bằng thảo dược thiên nhiên đặc biệt đối với trường hợp do viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích thì người bệnh nên lựa chọn các sản phẩm rõ nguồn gốc, đã kiểm chứng chất lượng như Phương Đông Đại Tràng.
Dưới đây là một số thông tin cơ bản giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về sản phẩm Phương Đông Đại Tràng:
Thành phần lành tính, an toàn: Sản phẩm chiết xuất hoàn toàn từ các thảo dược thiên nhiên có tác dụng tốt cho tiêu hóa và đại tràng như:
-
Ngải tiên
-
Hoài sơn
-
Bạch thược
-
Ý dĩ
-
Bòn bọt
Hiệu quả cao: Kết quả nghiên cứu lâm sàng tại Đại học Y dược Thái Nguyên đã công nhận Phương Đông Đại Tràng giúp
-
Giảm triệu chứng đau bụng thường xuyên
-
Các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, mót rặn, phân lẫn nhầy máu hết hẳn sau 1 liệu trình
-
Ổn định niêm mạc đại tràng
-
Hiệu quả tốt với viêm đại tràng mãn tính, đi ngoài phân lỏng nát
-
Sử dụng lâu dài không gây tổn thương gan, thận,...
-
Thuận tiện: Phương Đông Đại Tràng được bào chế dưới dạng viên nén với tỷ lệ các loại dược liệu ở mức tối ưu. Từ đó giúp người bệnh vừa dễ dàng sử dụng vừa đem lại hiệu quả vượt trội.
Lưu ý khi sử dụng thuốc đau bụng tiêu chảy
Các loại thuốc tây kể trên là những loại thuốc điều trị chuyên biệt cho triệu chứng đau bụng, tiêu chảy chứ không giúp loại trừ nguyên nhân gây bệnh.
Do đó, khi bị đau bụng kèm theo tiêu chảy kéo dài, bạn cần đến bệnh viện khám để bác sĩ chẩn đoán rõ nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng các loại thuốc đau bụng tiêu chảy này, để đảm bảo an toàn, bạn cần lưu ý một số điều sau:
-
Đọc kỹ thông tin và tuân thủ hướng dẫn về liều dùng, cách dùng, thời điểm dùng,...
-
Không phối hợp nhiều loại thuốc trị tiêu chảy khi chưa có chỉ định của bác sĩ
-
Không tự ý dùng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai/cho con bú,...
-
Nếu bạn đang uống các loại thuốc điều trị bệnh khác, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc trị tiêu chảy, đau bụng.
-
Bên cạnh uống thuốc cầm tiêu chảy, bệnh nhân nên chú ý bổ sung nước, điện giải và áp dụng một số mẹo giúp giảm đau bụng tạm thời như massage, chườm ấm,...
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “Đau bụng tiêu chảy uống gì?”. Đồng thời, giới thiệu những thông tin chi tiết về nguyên nhân và các loại thuốc đau bụng tiêu chảy. Nếu bạn còn câu hỏi muốn được giải đáp hãy liên hệ ngay tổng đài 0968 573 697 để được chuyên gia giải đáp miễn phí.
RỐI LOẠN TIÊU HÓA VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT
CÁC DẠNG TIÊU CHẢY CẤP THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
NGUYÊN NHÂN GÂY CHƯỚNG BỤNG ĐẦY HƠI Ở TRẺ NHỎ
ĐAU BỤNG BÊN PHẢI ẨN CHỨA NHỮNG BỆNH GÌ?
ĐAU BỤNG ĐI NGOÀI NHIỀU LẦN PHÂN LỎNG NÁT DẤU HIỆU BỆNH GÌ?
CỨ UỐNG BIA RƯỢU LÀ LẠI ĐI NGOÀI –TẠI SAO?
9 LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ “TÁO BÓN” TẠI NHÀ HIỆU QUẢ NHẤT
【Giải đáp】Sáng Sớm Đau Bụng Đi Ngoài Là Bệnh Gì?
ĐAU BỤNG TỪNG CƠN VÀ NHỮNG THÔNG TIN BẠN CẦN BIẾT
TOP THỰC PHẨM QUAN TRỌNG NÊN BIẾT CHO NGƯỜI BỊ TÁO BÓN
RỦI RO VÀ LỢI ÍCH CỦA PROBIOTIC KHÔNG THỂ KHÔNG BIẾT!
ĐẠI TRÀNG CO THẮT NÊN ĂN GÌ TỐT CHO SỨC KHỎE?
LÀM THẾ NÀO VỚI TIÊU CHẢY KÉO DÀI Ở TRẺ, CÁCH XỬ TRÍ HỢP LÝ NHẤT
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *