Những sự thay đổ bất thường ở phân, chẳng hạn như phân nhầy có thể nói lên tình hình sức khỏe, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa của con người. 

Hầu hết chúng ta ai cũng từng có ít nhất một lần đi đại tiện phân nhầy trong đời. Đa số trường hợp không chỉ xuất hiện mỗi tình trạng này, mà còn có những hiện tượng khác đi kèm như phân nhầy lẫn máu, phân nhầy có bọt, phân nhầy xanh... Mỗi triệu chứng này là lại một biểu hiện tương ứng cho một số căn bệnh về tiêu hoa. Bài viết hôm nay sẽ lý giải rõ hơn vẫn đề này. 

 

Chất nhầy trong phân là gì?


Chất nhầy là một phần tự nhiên của cơ thể, có thể tìm thấy ở nhiều bộ phận như mũi, miệng, thực quản, phổi và ruột. Chức năng chính của chúng là bảo vệ các cơ quan nhạy cảm trên, và thông thường chất nhầy sẽ được tìm thấy nhiều nhất là ở ruột. Lớp niêm mạc lót ở mặt trong của ruột, ở lớp này có hàng chục triệu tuyến, trong đó có tuyết tiết chất nhầy.

 

Phân nhầy là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau
Phân nhầy đi kèm với những biểu hiện bất thường khác là tín hiệu ngầm của nhiều căn bệnh tiêu hóa. 


Cơ thể bình thường sẽ không sản xuất nhiều chất nhầy, chất nhầy màu vàng hoặc trong suốt có thể theo phân ra ngoài nhưng ở lượng nhỏ mà mắt thường không hề nhìn thấy. Tuy nhiên, bệnh tật, chế độ ăn uống, hoặc các yếu tố môi trường có thể làm thay đổi trạng thái chất nhầy, đi ngoài có thể thấy chất nhầy trong phân.

 

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng phân nhầy


Phân bình thường có màu nâu. Nhưng nếu nó đổi khác với triệu chứng phân nhầy màu nâu, chỉ một chút tín hiệu nhỏ đó thôi thì mọi chuyện đã khác. Có rất nhiều tác nhân khiến bệnh nhân gặp phải hiện tượng đi ngoài ra phân nhầy như:

 

  • Do cơ thể bị mất nước: Khi rơi vào tình trạng này, cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều chất nhầy hơn để chống lại sự thiếu hụt nước cho các bộ phận. Chất nhầy được sản xuất nhiều nhất tại ruột non, sau đó, chúng sẽ ồ ạt trôi theo phân ra ngoài vì không đủ chỗ chứa trong ruột. Nó là một biểu hiện phổ biến cho thấy cơ thể mất nước trầm trọng, suy kiệt, da xanh xao, thậm chí là sụt cân. 
  • Do bị táo bón: Khi bị táo bón, bệnh nhân phải rặn mới có thể tống phân ra ngoài được. Lúc phân cứng được đẩy ra ngoài, nó có thể kéo theo chất nhầy trong trực tràng.
  • Do bị viêm ruột non: Khi niêm mạc ruột bị tổn thương, tuyến tiết trên niêm mạc sẽ tăng tiết chất nhầy. Chất nhầy di chuyển theo thực phẩm từ ruột non đến đại tràng, sau đó ra ngoài theo đường phân.
  • Do bị viêm đại tràng: Khi niêm mạc đại tràng bị tổn thương, đồng nghĩa với việc các tuyến tiết bị rối loạn, tùy vào tình trạng bệnh mà số chất nhầy đi ra ngoài theo phân nhiều hay là ít. Nếu chất nhầy ngày càng nhiều, tức là đại tràng đang bị viêm loét nghiêm trọng, cần sớm điều trị.

Viêm loét đại tràng có thể gây phân nhầy
Viêm loét đại tràng có thể gây ra tình trạng phân nhầy. 

  • Do bị ung thư vùng hậu môn trực tràng: Biểu hiện đặc trưng là đi cầu ra chất nhầy màu trắng, phân dẹt – không tròn như bình thường.
  • Do dị ứng thực phẩm: Ví dụ như các loại hạt, lactose, hoặc gluten, có thể gây ra chất nhầy trong phân. 
  • Do nứt hậu môn: Là một vết rách trong lớp lót của trực tràng. Nguyên nhân có thể là do tiêu chảy liên tục, táo bón hoặc các tình huống ruột khó khăn khác. Nứt hậu môn có thể gây đi ngoài đau và đi ngoài sẽ kéo theo chất nhầy ở trực tràng ra ngoài.
  • Do tắc ruột: Bệnh đi kèm các triệu chứng như đau, táo bón, và chướng bụng, đầy hơi. Tình trạng này có thể dẫn đến hiện tượng đại tiện phân có nhầy.
  • Do Đại tràng co thắt ( còn gọi là Hội chứng ruột kích thích): Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng phân lẫn chất nhầy. Đại tràng co thắt là bệnh phổ biến đường tiêu hóa, lúc này cơ thể kích thích sản xuất chất nhầy ở ruột, chúng sẽ theo đường tiêu hóa đi ra ngoài theo phân. Ngoài ra, còn có thêm một số triệu chứng khác như đau bụng, thường xuyên đi ngoài phân lỏng nát, đầy bụng, chướng hơi,...

Xem ngay: Đại tràng co thắt là gì? Dấu hiệu đặc trưng giúp nhận bệnh

 

Phân nhầy đi kèm những dấu hiệu bất thường


Thường thì tình trạng phân nhầy sẽ đi kèm dấu hiệu nào khác nữa chứ không tách riêng một mình nó. Mỗi biểu hiện sẽ là tín hiệu phản ánh sức khỏe của đường tiêu hóa, gắn liền với một số căn bệnh nhất định. Cụ thể như sau:

 

  • Phân nhầy lẫn máu: Không ít người gặp phải tình trạng đại tiện phân nhầy lẫn máu. Ngoài ra còn có cảm giác đau ê ẩm dọc phần khung đại tràng, thường đau nhiều trước và sau khi đi đại tiện, thời gian đi đại tiện kéo dài, sụt cân, da xanh xao. 

Phân nhầy lẫn máu cảnh báo bệnh tiêu hóa nguy hiểm
Phân nhầy lẫn máu là dấu hiệu của bệnh tiêu hóa nguy hiểm.


Bạn phải cẩn thận với những dấu hiệu này vì đó có thể là triệu chứng của bệnh ung thư đại tràng hoặc khối u đại tràng. Còn nếu bạn đi ngoài ra phân loãng, kèm máu và dịch nhầy thì khả năng cao bạn đã mắc phải bệnh lỵ. 

  • Phân nhầy có bọt: Nếu hiện tượng này đi kèm chứng đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, đi ngoài nhiều lần trong ngày, táo bón xen kẽ tiêu chảy…thì có thể bạn đã bị viêm đại tràng. 
  • Phân nhầy xanh: Nếu quan sát thấy phân nhầy có màu xanh lá nhạt, hãy cân nhắc xem đó liệu có phải là dấu hiệu của nhiễm trùng. 
  • Phân nhầy màu đen: Tình trạng này có thể cảnh báo niêm mạc đại tràng của bạn bị tổn thương dẫn đến xuất huyết đường tiêu hoá. Nếu bạn không sử dụng Pepto Bismol (loại thuốc hầu như lúc nào cũng biến phân thành màu đen), phân đen có thể báo hiệu bạn đang bị xuất huyết phần trên của ống tiêu hóa, làm phân biến màu khi di chuyển trong lòng ruột.

Bên cạnh đó, phân nhầy đen còn là biểu hiện của loét dạ dày hoặc do lượng sắt nồng độ cao trong cơ thể. Nếu đại tiện ra phân nhầy màu đen lẫn mùi hôi thối khủng khiếp mà trong vòng 16 giờ trước đó, bạn không hề uống một ngụm rượu nào thì hãy gặp bác sĩ sớm nhất có thể. 

  • Phân nhầy vàng: Đây có thể là dấu hiệu cho thấy việc tiêu hóa chất béo của bạn có vấn đề. Nó cũng có thể là hệ quả do việc cắt túi mật, uống thuốc giảm cân hay di chứng của một loạt phẫu thuật. Phân vàng, trơn nhờn lẫn mỡ còn có thể là chỉ điểm của viêm tụy mạn hoặc bệnh Celiac (không dung nạp gluten).

Phân nhầy màu vàng còn có khả năng là biểu hiện của ống dẫn mật bị tắc nghẽn và sự hấp thu chất béo kém do tiêu thụ quá nhiều chất béo và mật không thể chuyển hóa hết.
Việc thiếu các enzyme sản xuất bởi tuyến tụy, hoặc là dấu hiệu của viêm tụy mạn, bệnh celiac, hoặc xơ nang cũng có thể gây ra tình trạng trên. 

  • Phân nhầy có mùi tanh: Phân nhầy đi kèm mùi khó chịu bất thường khả năng là biểu hiện cho thấy bạn đã bị nhiễm trùng. Chứng viêm ruột, chứng kém hấp thu, viêm tụy mạn, bệnh xơ nang hoặc không dung nạp lactose cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

Nhiễm trùng có thể gây phân nhầy có mùi tanh
Nhiễm trùng có thể gây ra chứng phân nhầy kèm mùi tanh. 


Ngoài ra, đại tiện ra phân nhầy có mùi tanh còn có thể tliên quan nhiều đến chứng rối loạn tiêu hóa hoặc tình trạng ngộ độc thực phẩm. Kém hấp thu cũng là tác nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng phân có mùi tanh và xì hơi nặng mùi. 
Lạm dụng kháng sinh cũng có thể khiến người bệnh đi ngoài phân nhầy có mùi tanh. Bởi vì khi đó, sự cân bằng hệ vi sinh vật ở đường ruột đã bị phá vỡ, dẫn đến đi đại tiện phân lúc lỏng, lúc táo, đi ngoài phân có mùi tanh.  

  • Phân nhầy màu nâu: Cơ thể không hấp thụ chất béo đúng cách hoặc các bệnh về tuyến tụy mãn tính

Phân nhầy tuy là một hiện tượng phổ biến, thường gặp nhưng bạn không nên chủ quan. Nó có thể là tín hiệu ngầm báo hiệu nhiều căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa khó chữa, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

Bạn không nên để tình trạng phân nhầy kèm những biểu hiện bất thường kia xảy ra trong một thời gian dài. Ngay khi thấy hiện tượng đó kéo dài trong nhiều ngày, hãy đi khám. Các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa nếu được phát hiện càng sớm thì khả năng được chữa khỏi sẽ càng cao. Nếu chủ quan không trị kịp thời, hậu quả sẽ rất khôn lường, quá trình chữa trị cũng sẽ khó khăn hơn, phức tạp hơn và tỷ lệ tái phát hậu điều trị cao hơn nhiều. 

Trên đây là những thông tin cần biết về hiện tượng phân nhầy kèm những chứng bệnh liên quan đến nó. Hy vọng, bài viết này có thể giúp ích cho bạn trong việc phòng tránh và phát hiện kịp thời các căn bệnh khó chịu liên quan đến đường tiêu hóa. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào về bệnh lý Đại Tràng, hãy liên hệ ngay đến https://phuongdongdaitrang.vn để nhận được tư vấn hỗ trợ nhé!

TRẢ LỜI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ với chúng tôi
  • Yêu cầu của bạn

Câu Chuyện Khách Hàng
Xem thêm
Đặt hàng ngay
TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
096.857.3697 Chat ngay Đặt hàng ngay

Yêu cầu tư vấn