Trẻ nhỏ sức khỏe còn chưa được phát triển hết một cách toàn diện, các hệ thống đề kháng, tiêu hóa không được ở trạng thái tốt nhất sẽ rất dễ bị mắc phải căn bệnh đại tràng. Tiêu chảy cấp ở trẻ em có thể gây ra nhiều tình trạng nguy hiểm.

Biểu hiện tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ

biểu hiện tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ

Biểu hiện tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ

 

Nguyên nhân chính gây ra tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ có thể là do chế độ ăn uống, ăn đồ ăn không đảm bảo vệ sinh, môi trường sinh hoạt nhiều vi khuẩn, vi rút dễ lây nhiễm.

 

Một khi đã nhiễm phải tiêu chảy cấp, trẻ nhỏ sẽ có những triệu chứng dễ thấy sau đây:

 

  • Trẻ có dấu hiệu sốt cao đột ngột (từ 39 độ đến 40 độ C), kèm theo triệu chứng co giật, hôn mê.
  • Đi ngoài từ 10 – 15 lần/ ngày, phân lỏng, nát, kèm theo nhầy máu và có mùi chua khó chịu.
  • Buồn nôn, nôn liên tục nhiều lần trong ngày, và thường nôn ngay sau khi ăn.
  • Trẻ lười ăn, uống ít nước, ít vận động, tiểu ít.
  • Có thể kèm các dấu hiệu khác về đường hô hấp như ho, nước mũi, phát ban.

 

Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu này, bạn cần nhanh chóng bù nước, chất điện giải cho trẻ và đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.

 

Mức độ tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ

 

Mức độ tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ cao hay thấp phụ thuộc vào mức độ mất nước khi xảy ra triệu chứng này:

 

Mất nước nhẹ (độ A)

 

tình trạng mất nước

Tình trạng mất nước

 

Khi mất nước ở mức độ nhẹ, trẻ vẫn tỉnh táo và có các hoạt động như hàng ngày, miệng ướt, khóc ra nước mắt, uống nước bình thường. Trường hợp này nên cho trẻ uống thêm nhiều nước và điện giải hơn, có thể sử dụng các loại thực phẩm như cháo muối, nước gạo rang, uống sau mỗi lần đi ngoài, và uống đến lúc trẻ hết khát. Khi ở mức độ này thường có thể tự khỏi tuy nhiên vẫn cần theo dõi sát sao, nếu nặng lên thì phải đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế.

 

Mất nước vừa (độ B)

 

Biểu hiện chính khi đạt mức độ mất nước vừa đó chính là: Trẻ mệt mỏi, vật vã, mắt trũng, miệng lưỡi khô, khóc không có nước mắt, da khô, háo nước.

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu thì nên đưa đến các trung tâm y tế nhi gần nhất để bổ sung nước, điện giải và các chất cần thiết cho trẻ. Có thể cho trẻ uống bằng từng thìa, khi trẻ nôn hoặc buồn nôn thì nên ngừng chờ sau 10 phút rồi lại cho uống tiếp.

 

Mất nước nặng (độ C)

 

Cơ thể trẻ sẽ bị mệt lả, thậm chí hôn mê, mắt rất trũng, da khô, uống nước kém hoặc không uống được. Tình trạng mất nước nặng có thể gây tử vong, vì vậy cần nhanh chóng đưa đến các trung tâm y tế gần nhất.

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, người nhà nên cặp nhiệt độ cho trẻ liên tục vài tiếng một lần, kiểm soát lượng nước tiểu, lượng phân đi ngoài trong ngày. Việc điều trị cho trẻ cần theo chỉ định của bác sĩ và không nên dùng các loại kháng sinh một cách tùy tiện.

 

Phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ

 

Để có thể phòng bệnh tiêu chảy cấp đau đại tràng, nguy hiểm ở trẻ nhỏ, người thân trong gia đình nên lưu ý các lời khuyên dưới đây:

 

phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ

Phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ

 

  • Nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu để tăng cường hệ thống miễn dịch đề kháng cho bé.
  • Tập cho trẻ thói quen rửa tay xà phòng trước khi ăn hoặc sau khi chơi đồ chơi.
  • Sử dụng nguồn nước sạch, chế biến và bảo quan thức ăn hợp vệ sinh.
  • Hạn chế cho trẻ ăn những đồ ăn không có nguồn gốc, không đảm bảo an toàn vệ sinh.
  • Thường xuyên vệ sinh môi trường bếp, nhà vệ sinh trong gia đình để đề phòng vi khuẩn sinh sôi.
  • Nếu đang có dịch tiêu chảy cần cách ly và hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người trong vùng dịch.

 

Tiêu chảy cấp là căn bệnh phổ biến với trẻ nhỏ, vì vậy các bậc phụ huynh nên chú ý kĩ càng hơn tới sức khỏe của bé để đề phòng các triệu chứng nguy hiểm có thể xảy đến.

TRẢ LỜI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ với chúng tôi
  • Yêu cầu của bạn

Câu Chuyện Khách Hàng
Xem thêm
Đặt hàng ngay
TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
096.857.3697 Chat ngay Đặt hàng ngay

Yêu cầu tư vấn