Dấu hiệu tiêu chảy kéo dài ở trẻ
Dấu hiệu tiêu chảy kéo dài ở trẻ
Hiện tượng của bệnh viêm đại tràng tiêu chảy kéo dài ở trẻ gây mất nước và chất điện giải nghiêm trọng. Tình trạng này nếu để lâu (từ 1-2 ngày) là có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé rồi. Phụ huynh khi thấy con có một số biểu hiện sau đây nên ngay lập tức đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và thăm khám:
- Bé đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ ngày và có diễn biến kéo dài.
- Phân có nhiều nước, có mùi, màu vàng hoặc xanh.
- Trẻ bị mất nước: Miệng, lưỡi khô, mắt trũng hơn bình thường, khóc không ra nước mắt.
- Trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc có dấu hiệu suy dinh dưỡng: sút cân, da xanh, biếng ăn.
Nguyên nhân gây ra tiêu chảy kéo dài ở trẻ
Bệnh đại tràng khiến Trẻ bị tiêu chảy kéo dài có thể kể đến một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Trẻ em không được nuôi bằng sữa mẹ hoặc phải dứt sữa mẹ từ trước 6 tháng tuổi.
- Những trẻ không dung nạp lactoza hoặc dị ứng với protein từ sữa động vật.
- Nhiễm khuẩn từ thức ăn có độc hoặc bị ôi thiu.
- Sai lầm của cha mẹ trong cách cho trẻ ăn uống, ăn quá nhiều chất đạm, chất bột đường.
- Sử dụng thuốc kháng sinh không đúng, kéo dài gây tổn thương niêm mạc ruột, gây loạn khuẩn.
- Hạn chế ăn uống, ăn kiêng kéo dài khi bi tiêu chảy cấp.
Chăm sóc trẻ khi bị tiêu chảy kéo dài
Đồng thời với việc điều trị của bác sĩ, thì cha mẹ bé cũng nên để ý tới chế độ dinh dưỡng và chăm sóc để trẻ có thể mau chóng hồi phục nhé.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi
Chăm sóc trẻ khi bị tiêu chảy kéo dài
- Tiếp tục cho bé bú thật nhiều sữa mẹ vì trong sữa mẹ có nhiều chất dinh dưỡng, kháng thể để giúp bé hồi phục và phòng chống căn bệnh.
- Nếu trẻ đang uống sữa ngoài thì cần dừng loại sữa đang uống và xem xét các nguyên nhân gây tiêu chảy có phải là do loại sữa ý không. Thay cho trẻ loại sữa không có đường lactose, sữa có đường lactose đã lên men hoặc giảm tạm thời lượng sữa đang uống.
- Mẹ bé cũng nên ăn uống và uống nước đủ chất để cung cấp đủ sữa cho trẻ.
Đối với trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi
- Trẻ tiếp tục được cho bú mẹ, đối với trẻ dùng thêm sữa cho pha loãng sữa bằng nước cháo làm giảm 5% nồng độ đường lactose hoặc cho trẻ ăn sữa chua, sữa đậu tương.
- Các thức ăn bổ sung như bột, cháo xay nấu thịt, cá trứng, rau xanh, dầu mỡ… khi chế biến nên làm mềm, chín kĩ để trẻ có thể dễ tiêu hóa.
- Nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày, từ 5-6 bữa là hợp lý.
Đối với trẻ trên 1 tuổi
- Trẻ vẫn có thể tiếp tục bú mẹ và ăn các loại sữa pha loãng như ở trên.
- Chế biến thức ăn cho trẻ dưới dạng cháo, súp từ gạo, khoai, rau, thịt, đậu đỗ…
Phòng ngừa tiêu chảy kéo dài ở trẻ
Phụ huynh nên phòng ngừa tiêu chảy kéo dài ở trẻ trước khi nó xảy ra vì đây là căn bệnh ảnh hưởng tới sự phát triển cũng như sức khỏe của trẻ trong thời gian dài.
Phòng ngừa tiêu chảy kéo dài ở trẻ
- Ăn chín uống sôi, không sử dụng các loại thức ăn ôi thiu, thức ăn mất vệ sinh cho trẻ. Trước khi trẻ ăn, cầm nắm đồ ăn hoặc đồ vật thì cần rửa sạch tay, chân bằng xà phòng trẻ em.
- Không nên ăn các thực phẩm nghi nhiễm bệnh hoặc đang trong vùng bệnh như lợn tai xanh, thị gà cúm,…
- Không để trẻ ăn quá nhiều thức ăn lên men chua như dưa, cà,…
- Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn vặt ngoài vỉa hè, đồ ăn không có nguồn gốc xuất xứ một cách rõ ràng.
- Sử dụng nguồn nước sạch, vệ sinh nhà cửa, môi trường xung quanh để tránh ruồi muỗi, vi khuẩn phát triển.
- Nên cho trẻ ở nhà khi trong vùng đang có dịch bệnh, tránh tiếp xúc với người bị bệnh tiêu chảy.
Hãy cùng chung tay phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ trong gia đình, và chia sẻ những kiến thức chăm sóc khi bé bị tiêu chảy kéo dài cha mẹ nhé!
POLYP ĐẠI TRÀNG CÓ THỂ GÂY UNG THƯ KHÔNG, KIẾN THỨC CẦN NẮM
RỐI LOẠN TIÊU HÓA VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT
8 THỰC PHẨM KHÔNG TỐT CHO CHỨNG ĂN KHÔNG TIÊU KHÔNG THỂ BỎ QUA
CỨ UỐNG BIA RƯỢU LÀ LẠI ĐI NGOÀI –TẠI SAO?
RỦI RO VÀ LỢI ÍCH CỦA PROBIOTIC KHÔNG THỂ KHÔNG BIẾT!
ĐAU BỤNG GIỮA VÀ NHỮNG CĂN BỆNH THƯỜNG GẶP
DINH DƯỠNG CHO TRẺ BỊ TIÊU CHẢY ÔNG BỐ BÀ MẸ CẦN BIẾT
LÀM SAO NGĂN NGỪA ĐẦY HƠI CHƯỚNG BỤNG TRONG THỜI GIAN MANG THAI?
【Cảnh báo】Đi đại tiện nhiều lần trong ngày báo hiệu bệnh lý gì?
TIẾT LỘ NGUYÊN NHÂN UỐNG SỮA BỊ TIÊU CHẢY HÀNH HẠ
NGƯỜI BỆNH CẦN BIẾT NÊN ĂN GÌ KHI BỊ TIÊU CHẢY?
9 LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ “TÁO BÓN” TẠI NHÀ HIỆU QUẢ NHẤT
PHỤ HUYNH CẦN CHO BÉ ĂN GÌ KHI BỊ TIÊU CHẢY CẤP?
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *