Triệu chứng của bệnh bao gồm: đau bụng âm ỉ, đau bụng thường là ở bụng dưới bên trái, nhưng cũng có thể đau ở bất kỳ vị trí nào dọc theo khung đại tràng; đi ngoài nhiều lần trong ngày, tính chất phân rối loạn, có thể lỏng nát, có thể táo bón, hoặc cả hai; đau bụng đi ngoài xuất hiện sau khi ăn hay uống những đồ kích thích như đồ tanh, đồ lạ, dầu mỡ, bia rượu…tùy theo thể trạng mỗi người.
Tại sao phải chữa viêm đại tràng dứt điểm?
Bệnh gây ảnh hưởng trong cuộc sống của mỗi cá nhân tùy theo mức độ và thể trạng của từng người, có người nhẹ, có người phải chịu những cơn đau bụng, đi ngoài thường xuyên sau ăn. Thông thường bệnh nhân chưa chú ý đến tình trạng mà mình gặp phải đến khi bệnh trở nặng, nhưng lúc này việc chữa trị đã trở nên khó khăn hơn, gây không ít bất tiện cho người bệnh.
Người bệnh phải kiêng khem khổ sở, lại luôn phải đề phòng thức ăn lạ khi đi ăn uống tụ tập, đi chơi xa, nếu không các triệu chứng bệnh lại bùng phát bất cứ lúc nào. Ăn uống là nhu cầu sinh lý cơ bản của con người, cũng không thể tránh được, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Mặt khác bệnh kéo dài sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết, thủng đại tràng, ung thư đại tràng. Theo các chuyên gia, nếu tình trạng viêm kéo dài liên tục trên 8 năm, tế bào ruột già có nguy cơ loạn sản cao, nguy cơ ưng thư hóa tăng lên 30%.
Những điều cần biết về viêm đại tràng
Viêm ruột già có các triệu chứng khá giống với rối loạn tiêu hóa thông thường, do đó nhiều người đang mắc bệnh mà không biết rằng mình đang mắc bệnh.
Nguyên nhân gây ra bệnh rất nhiều, thường khó xác định được rõ ràng: viêm đại tràng có thể do nấm, do lỵ amip, vi khuẩn, virus, hóa chất, viêm đại tràng loét, viêm đại tràng Crhon, viêm đại tràng do tia phóng xạ, đặc biệt còn có bệnh viêm đại tràng do dùng kháng sinh gây ra.
Viêm đại tràng nên uống thuốc gì tốt? Điều quan trọng đầu tiên là khi phát hiện những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh, bệnh nhân nên đi khám tại các bệnh viện và cơ sở y tế để được nội soi đại tràng và chẩn đoán bệnh. Điều trị sớm, bệnh càng dễ khỏi và cơ thể có thể phục hồi nhanh hơn.
Giải pháp cho viêm đại tràng
Điều trị nội khoa (dùng thuốc):
- Thuốc kháng sinh, kháng khuẩn: theo thống kê, tỷ lệ người Việt Nam bị viêm đại tràng do nguyên nhân nhiễm khuẩn khá cao, do đó bác sỹ thường cho tìm vi khuẩn trong phân và chỉ định thuốc kháng sinh, kháng khuẩn phù hợp.
- Thuốc chống viêm corticoid: y học hiện đại cho rằng viêm loét đại tràng có liên quan đến phản ứng tự miễn quá mức của cơ thể, cơ thể sinh ra các kháng thể chống lại cả tế bào lành, dẫn đến tình trạng viêm loét lan tỏa xảy ra nhanh. Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế miễn dịch, giúp ngăn chặn phản ứng tự miễn nhưng kèm theo đó là nhiều tác dụng phụ như đau dạ dày, xuất huyết tiêu hóa..
- Thuốc điều trị triệu chứng: thuốc giảm đau, cầm tiêu chảy, thông táo..
Điều trị ngoại khoa: bằng phẫu thuật khi bệnh trở nặng như xuất huyết, thủng đại tràng, tắc ruột..
Viêm đại tràng giả mạc: Tác dụng phụ do dùng kháng sinh
Những lưu ý rất quan trọng khi tầm soát ung thư đại tràng
Những lưu ý khi chụp x-quang chẩn đoán bệnh đại tràng
【Phải biết】Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ là gì?
【TIN】 Viêm manh tràng: Cách nhận biết và điều trị dễ dàng
Đi ngoài phân sống mầm mống bệnh viêm đại tràng
Bệnh Crohn, thể bệnh hiếm gặp ở đường ruột
Viêm Đại Tràng Cấp Tính là gì? Lời cảnh báo đến từ đường ruột
Viêm loét đại trực tràng- thể viêm đại tràng nguy hiểm nhất hiện nay
Viêm đại tràng xuất huyết gây biến chứng thành ung thư
Bệnh viêm đại tràng ở trẻ em, anh hưởng thế nào? đến sức khỏe của trẻ
Nhận biết dấu hiệu phình đại tràng bẩm sinh bằng cách nào?
Ung thư đại tràng di căn gan sống được bao lâu?
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *