Mổ đại tràng ( phẫu thuật ) là một phương pháp trị bệnh đại tràng khá triệt để, nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, chỉ được lựa chọn khi bệnh thật sự nghiêm trọng. Để đạt được hiệu quả cao nhất, người bệnh cần lưu ý những thông tin hữu ích sau:

Khi đi khám và trị bệnh đại tràng, tùy theo mức độ bệnh mà bác sĩ có thể yêu cầu bạn tiến hành mổ đại tràng. Mổ đại tràng là phương pháp điều trị không gây quá nhiều áp lực hay nguy hiểm. Tuy nhiên, để có thể đảm bảo chất lượng mổ đại tràng, bạn nên trang bị một số kiến thức trước khi tiến hành.

Mổ đại tràng là phương pháp gì?

- Mổ đại tràng là phương pháp phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ ruột già bị bệnh. Mổ đại tràng có 3 cách. Khi phẫu thuật, bác sĩ cần tiến hành gây mê để bệnh nhân rơi vào giấc ngủ sâu, hạn chế đau đớn:

  • Phẫu thuật mở. Bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện một vết rạch lớn ở bụng để tiếp cận trực tiếp với đại tràng.
  • Phẫu thuật nội soi: Bác sĩ sẽ vạch những vết nhỏ để đưa máy ảnh siêu mini và các dụng cụ phẫu thuật vào trong bụng. Các thao tác mổ đều được quan sát qua video được chiếu trực tiếp lên màn hình. Cách này ít xâm lấn hơn là cắt bỏ đại tràng mở vì nó gây đau ít hơn và khả năng phục hồi nhanh
  • Cắt bỏ nội soi bằng hỗ trợ robot: Bác sĩ phẫu thuật sẽ điều khiển một robot được gắn các dụng cụ phẫu thuật để tiến hành mổ đại tràng.

mo-dai-trang

- Sau khi cắt bỏ phần ruột già bị bệnh, các phần còn lại sẽ được khâu lại. Riêng một vài trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể cắt bỏ một phần của các cơ quan khác.

Mổ đại tràng khi nào?

- Không phải bệnh nhân nào cũng sẽ được bác sĩ chỉ định mổ đại tràng. Thường thì phương pháp này sẽ được áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Ung thư đại tràng
  • Tắc nghẽn ruột do mô sẹo hoặc khối u
  • Viêm túi thừa
  • Polyp tiền ung thư
  • Nhiễm trùng
  • Chảy máu ruột
  • Xoắn ruột – ruột bị xoắn bất thường
  • Viêm loét đại tràng– một loại viêm ruột
  • Lồng ruột, là tình trạng khi một phần của ruột trượt vào phần ruột khác.

Chuẩn bị những gì trước khi mổ đại tràng

- Để quá trình mổ đại tràng diễn ra suôn sẻ, người bệnh nên chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt thể chất cũng như tâm lí. Các bước cơ bản mà bệnh nhân được yêu cầu thực hiện trước khi phẫu thuật là:

  • Ngừng hút thuốc
  • Ngừng dùng thuốc làm loãng máu như aspirin (Bufferin), ibuprofen (Advil), naproxen (Aleve) hoặc warfarin (Coumadin)
  • Uống nhiều nước
  • Bổ sung chất xơ

- Làm sạch ruột già bằng thuốc sổ hoặc thuốc nhuận tràng vài ngày trước khi mổ là điều vô cùng cần thiết. Ngoài ra, người bệnh chỉ nên uống những chất lỏng như nước lọc, nước ép hoa quả trong khoảng thời gian này.

- Trong vòng 1 giờ trước khi mổ đại tràng, người bệnh tuyệt đối không nên ăn gì. Tuân thủ tốt các bước chuẩn bị này, bệnh nhân có thể góp phần hạn chế những rủi ro không đáng có khi phẫu thuật.

mo-dai-trang 

Biến chứng sau mổ đại tràng

- Là một phương pháp khá an toàn nhưng không có nghĩa là mổ đại tràng không gây biến chứng. Nếu không được thực hiện đúng quy cách và bởi bác sĩ có chuyên môn, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với một số biến chứng không đáng có.

  • Chảy máu trong bụng
  • Thoát vị rạch do mô đi qua vết mổ
  • Bàng quang hoặc các cơ quan tiêu hóa khác bị chấn thương
  • Mô sẹo
  • Vỡ vết mổ

- Để hạn chế biến chứng và đẩy nhanh quá trình hồi phục hậu mổ đại tràng, bệnh nhân nên ở lại bệnh viện tử 2-4 ngày để theo dõi. Nếu quá đau đớn, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau nhưng trong liều lượng cho phép.

mo-dai-tran

- Một ngày sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa. Người bệnh có thể sinh hoạt, làm việc bình thường sau 1-2 tuần mổ đại tràng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tránh vận động mạnh, làm việc nặng. Phải mất từ 6 đến 8 tuần thì bệnh nhân mới hoàn toàn phục hồi sau mổ đại tràng.

TRẢ LỜI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ với chúng tôi
  • Yêu cầu của bạn

Câu Chuyện Khách Hàng
Xem thêm
Đặt hàng ngay
TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
096.857.3697 Chat ngay Đặt hàng ngay

Yêu cầu tư vấn