Viêm đại tràng có nên ăn sữa chua?
Theo quan niệm phổ biến, mọi người đều có suy nghĩ sữa chua giúp tiêu hóa tốt hơn, ăn nhiều hay ít hay thậm chí không ăn cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Vậy với bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính, sữa chua có giúp ích gì khác nữa không, viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không?
Phải biết là cơ chế gây bệnh viêm đại tràng là khi tác nhân gây bệnh tấn công vào niêm mạc đại tràng, hệ thống miễn dịch hoạt động để tiêu diệt các tác nhân.
Khi hệ thống miễn dich ở đại tràng “thua trận” thì cũng là lúc bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng.
Triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm tình trạng đau bụng, đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng nát, táo bón hoặc lúc táo lúc nát, đặc biệt là sau khi ăn đồ tanh, đồ lạ, dầu mỡ, bia rượu…
Phải lưu ý là, cuộc chiến giữa Tác nhân gây bệnh – Hệ thống miễn dịch luôn diễn ra 1 cách liên tục, không bao giờ ngừng nghỉ ở đại tràng.
Việc ăn sữa chua mỗi ngày, probiotics có trong sữa chua có thể giúp giải quyết vấn đề này bằng cách cung cấp các vi khuẩn tốt giúp khôi phục sự cân bằng vi khuẩn trong ruột, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, làm giảm phản ứng hệ thống miễn dịch có thể làm trầm trọng thêm bệnh.
Việc bổ sung vi khuẩn ruột có thể giúp tiêu hóa tốt hơn, giúp giảm đầy bụng, khó tiêu.
Ngoài ra ở bệnh nhân bệnh cấp tính được điều trị bằng kháng sinh, triệu chứng tiêu chảy là phổ biến. Ở đây chúng thực hiện một vai trò kép: thứ nhất là bổ sung probiotic có thể đảm bảo rằng hệ thực vật ruột vẫn khỏe mạnh và cân bằng.
Điều này có thể đẩy nhanh việc tiêu hóa bình thường. Thứ hai, kháng sinh đôi khi vô tình tiêu diệt cả những vi sinh vật có ích đường ruột, cùng với đó tiêu chảy nghiêm trọng có thể làm cho hệ vi sinh vật ruột trở nên thiếu hụt, có thể làm chậm phục hồi do đó cần bổ sung vi khuẩn đường ruột.
Probiotic làm cho các triệu chứng bùng phát ít thường xuyên hơn và ít nghiêm trọng hơn. Cùng với sử dụng thuốc, việc kết hợp dùng sữa chua mỗi ngày sẽ hỗ trợ phần nào bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh viêm đại tràng.
Sữa chua là gì?
Sữa chua hay da-ua (từ tiếng Pháp yaourt) là sản phẩm lên men lactic từ sữa sau khi đã khử chất béo và thanh trùng vi khuẩn gây bệnh bằng phương pháp tiệt trùng Pasteur ở nhiệt độ 80-90 °C. Mọi loại sữa có thể dùng để làm sữa chua, nhưng được dùng nhiều nhất vẫn là sữa bò.
Sữa lên men thành sữa chua do vi khuẩn lactic và hiên tượng này gọi là lên men lactic. Sữa chua có vị sánh, sệt do vi khuẩn lactic đã biến dịch trong sữa thành dịch chứa nhiều axit lactic.
Lợi ích của sữa chua
Trước hết, đừng quên rằng sữa chua xuất phát từ sữa. Vì vậy, những người ăn sữa chua sẽ nhận được một liều protein động vật cộng với một số chất dinh dưỡng khác có trong thực phẩm từ sữa, như canxi, vitamin D, vitamin B-2, vitamin B-12, kali và magie.
Nhưng một trong những từ chúng ta đang nghe nhiều hơn nữa về sữa chua là “probiotic”. Probiotic là "vi khuẩn thân thiện" tự nhiên có trong hệ thống tiêu hóa .
Các dòng vi khuẩn sống tốt "cũng có thể tìm thấy trong nhiều sản phẩm sữa chua. Trong khi nhiều nghiên cứu cần được thực hiện, có một số bằng chứng cho thấy một số chủng probiotic có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và thúc đẩy đường tiêu hóa lành mạnh.
Hàm lượng các chất có trong 180 gram sữa chua bao gồm:
- Năng lượng: 100-150 kcal
- Chất béo: 3,5 gram
- Chất béo bão hòa: 2 gram
- Protein: ít nhất 8-10 gram
- Đường: 20 gram hoặc ít hơn
- Canxi: ít nhất 20% lượng canxi cần thiết hàng ngày
- Vitamin D: ít nhất 20% lượng vitamin D cần thiết hàng ngày
Các công dụng nổi bật của sữa chua bao gồm:
- Hỗ trợ tiêu hóa, bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột: vì sữa chua có rất nhiều các vi sinh vật probiotic
- Tăng cường sức đề kháng: ăn sữa chua thường xuyên cũng làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể
- Giúp giảm cân: ăn sữa chua hằng ngày giúp bạn có một vòng eo lý tưởng. Theo một nghiên cứu của chuyên gia: Khi ăn sữa chua cơ thể tiết ra ít cortisol hơn, giúp cho các axit amin dễ dàng đốt cháy các chất béo làm giảm hàm lượng mỡ bụng trong vòng eo của bạn.
- Ngăn ngừa cao huyết áp: trung bình khoảng 70% chúng ta tiêu thụ lượng muối trong cơ thể ít hơn hàm lượng muối hấp thụ, quá trình này diễn ra thường xuyên khiến xảy ra các bệnh suy thận, tim và cao huyết áp. Việc sử dụng sữa chua hàng ngày, kali có trong sữa chua sẽ giúp cơ thể loại bỏ muối dư thừa trong cơ thể.
- Giảm cholesterol
- Bảo vệ răng miệng: sữa chua có hàm lượng chất béo thấp nên không gây ra các vấn đề về răng, miệng. Axit lactic có trong sữa chua cũng góp phần bảo vệ lợi rất tốt.
- Bổ sung canxi giúp xương và răng chắc khỏe.
- Giúp làm đẹp da và bảo vệ tóc.
Ngoài ra các bạn còn có thể liện hệ tổng đài tư vấn sức khỏe về bệnh đường tiêu hóa của chúng tôi tại đây! >>096.857.3697<<
Viêm đại tràng xuất huyết gây biến chứng thành ung thư
Nhận biết dấu hiệu phình đại tràng bẩm sinh bằng cách nào?
Sự thật khi dùng kháng sinh trị viêm đại tràng
Ung thư đại tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Hội chứng ruột kích thích là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng và Điều trị
Viêm loét đại trực tràng chảy máu: Giải pháp mới từ thảo dược
Bệnh viêm đại tràng ở trẻ em, anh hưởng thế nào? đến sức khỏe của trẻ
Viêm trực tràng và Giải pháp từ bài thuốc gia truyền của người Dao
Tìm hiểu ngay kiến thức đại tràng để hiểu rõ về bệnh đại tràng
【TIN】 Viêm manh tràng: Cách nhận biết và điều trị dễ dàng
Bạn nên biết những điều này trước khi mổ đại tràng
Viêm đại tràng mãn tính là gì? Tất cả những kiến thức cần biết để khỏi bệnh
Ung thư đại tràng di căn gan sống được bao lâu?
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *