Hồi tràng là gì?
Không nhiều người biết đến bộ phận mang tên hồi tràng. Hồi tràng là đoạn sau của tá tràng và hỗng tràng, chiếm khoảng 1/2 chiều dài dưới của ruột non, có đường kính nhỏ hơn và nối với đại tràng qua van hồi manh tràng.
Vị trí hồi tràng
Về cấu trúc, hồi tràng tương tự như hai đoạn ruột non kia. Mặt ngoài được bảo vệ bằng phúc mạc – một loại màng lát khoang bụng. Mặt trong của nó chủ yếu gồm có các lớp cơ, chịu trách nhiệm di chuyển thức ăn tiêu hóa dọc theo các ruột, các lớp niêm mạc và lớp lót trong bằng các tế bào nằm giáp lòng trong ống.
Viêm hồi tràng là tình tràng bộ phận này bị viêm nhiễm do nhiều nguyên nhân.
Nguyên nhân gây viêm hồi tràng
Viêm hồi tràng có thể là hệ quả do nhiều nguyên nhân dẫn đến. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến được các nhà khoa học nghiên cứu kết luận:
Do nhiễm trùng: Viêm hồi tràng cũng giống như nhiễm trùng ruột, có thể do sự xâm nhập của virus và vi khuẩn. Cơ hội tấn công của chúng phần lớn đến từ chứng ngộ độc thức ăn.
Các vi khuẩn gây bệnh thường gặp bao gồm: Shigella, E Coli, Salmonella và Campylobacter. Triệu chứng chính là tiêu chảy ra máu và có thể dẫn đến mất nước nghiêm trọng.
- Một dạng viêm hồi tràng do nhiễm trùng khác ít người biết khác là viêm đại tràng giả mạc. Nguyên nhân viêm đại tràng thể này chính là khuẩn Clostridium difficile (C. difficile). Chứng rối loạn này chủ yếu đến từ việc nhiều bệnh nhân lạm dụng kháng sinh trong một thời gian dài hoặc bị suy giảm hệ miễn dịch.
- Tác hại lớn nhất của kháng sinh là vô tình tiêu diệt vi khuẩn có ích trong đường ruột, kích thích C. difficile sinh sôi. Chúng giải phóng độc tố dẫn đến đau bụng quằn quại, sốt…
Đau bụng triệu chứng đầu tiên của viêm hồi tràng do nhiễm trùng.
Do thiếu máu cục bộ ở hồi tràng: Hồi tràng được nuôi sống và hoạt động nhờ các động mạch cung cấp máu. Khi các động mạch này bị hẹp do xơ vữa, hồi tràng sẽ bị thiếu máu dẫn đến viêm.
- Thiếu máu cục bộ ở hồi tràng cũng có thể xảy ra vì những lý do cơ học như xoắn ruột (là một sự tắc nghẽn do xoắn quai ruột) hoặc thoát vị bẹn (một phần của hồi tràng bị kẹt bên trong một điểm yếu của thành bụng và đoạn này có thể bị thiếu máu).-
- Ngoài ra, chứng tụt huyết áp thường xuyên cũng có thể gây thiếu máu cục bộ ở hồi tràng – tác nhân gây viêm. Dấu hiệu thường gặp là đau bụng, sốt, đi ngoài…
Do nhiễm hóa chất: Một số hóa chất độc hại khi ngấm vào hồi tràng có thể gây ra viêm nhiễm và tổn thương. Ví dụ như biến chứng của thuốc xổ làm viêm niêm mạc hồi tràng.
Triệu chứng viêm hồi tràng
Viêm hồi tràng biểu hiện qua nhiều triệu chứng khác nhau, nhưng các triệu chứng thường gặp là:
- Tiêu chảy
- Đau bụng
- Táo bón
- Đại tiện ra máu
- Sốt
- Kiệt sức, sụt cân liên tục
Các triệu chứng này dễ bị nhẫm lẫn với các bệnh lý về đường tiêu hóa khác. Tốt nhất là ngay khi phát hiện các dấu hiệu này thường xuyên xảy ra kéo dài, bệnh nhân nên đi khám để có kết luận chính xác của bác sĩ.
Viêm hồi tràng có nguy hiểm không?
Viêm hồi tràng có thể không gây biến chứng gì nếu được phát hiện sớm và trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu không được xử lý dứt điểm, bệnh rất dễ tái phát trở lại, trở thành viêm hồi tràng mãn tính.. Khi đó việc chữa trị trở nên khó khăn vì niêm mạc hồi tràng tràng đã xuất hiện những tổn thương sâu và rộng. Có trường hợp, bệnh nhân phải chấp nhận chịu đựng nó cả đời.
Viêm hồi tràng cần được chữa sớm, chữa triệt để.
Viêm hồi tràng tràng mạn lâu năm có nguy cơ xuất hiện những biến chứng nguy hiển như giãn hồi tràng cấp tính (2-6%), thủng hồi tràng (2,8%), chảy máu nặng (1-5%) và ung thư hồi tràng tràng – 1 trong 5 loại ung thư nguy hiểm nhất ở Việt Nam.
Do đó, để hạn chế thấp nhất nguy cơ bệnh chuyển thành mãn tính, đe dọa đến sức khoẻ, bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín, thăm khám cẩn thận ngay khi nghi ngờ mắc bệnh. Đồng thời, cần áp dụng liệu pháp an toàn, tránh rủi ro khi trị bệnh.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên kiêng khem nghiêm túc để thúc đẩy quá trình hồi phục. Nếu còn bất kỳ băn khoăn gì về bệnh, hãy liên hệ ngay tới Phuongdongdaitrang.vn để được hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé!
Đi Ngoài Phân Lỏng,Nát biểu hiện bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả
PHỤ HUYNH CẦN CHO BÉ ĂN GÌ KHI BỊ TIÊU CHẢY CẤP?
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG PHÙ HỢP CHO NGƯỜI RỐI LOẠN TIÊU HÓA.
9 LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ “TÁO BÓN” TẠI NHÀ HIỆU QUẢ NHẤT
BẠN ĐÃ BIẾT CHẾ ĐỘ ĂN KIÊNG CHO NGƯỜI BỊ BỆNH ĐẠI TRÀNG CO THẮT?
【Giải đáp】Viêm đại tràng co thắt uống thuốc gì tốt nhất?
ĂN ĐỒ BIỂN, CẦN CHÚ Ý DẤU HIỆU DỊ ỨNG VỚI HẢI SẢN
TOP 8 THỰC PHẨM GIÚP NHUẬN TRÀNG NGỪA TÁO BÓN HIỆU QUẢ
TÁO BÓN CÓ PHẢI LÀ MỘT TÌNH TRẠNG NGHIÊM TRỌNG?
KIẾN THỨC CẦN BIẾT VỀ PHÌNH ĐẠI TRÀNG Ở TRẺ NHỎ.
ĐAU BỤNG DƯỚI THƯỜNG GẶP Ở PHỤ NỮ LÀ BỆNH GÌ?
BÉ CHƯỚNG BỤNG PHẢI LÀM SAO? NÊN LÀM THẾ NÀO
GIẢI ĐÁP NGAY CÂU HỎI: NỘI SOI ĐẠI TRÀNG CÓ ĐAU KHÔNG?
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *