Bé bị tiêu chảy sẽ khiến dinh dưỡng bị thiếu hụt, vì vậy cần phải bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ mà không làm ảnh hưởng tiêu cực đến triệu chứng bệnh. Trong thời gian này nên cho bé ăn những món mềm.

Tiêu chảy ở trẻ nhỏ

 

trẻ em mắc tiêu chảy dễ dẫn đến suy dinh dưỡng

Trẻ em mắc tiêu chảy dễ dẫn đến suy dinh dưỡng

 

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng, nhiều nước từ 3 lần trở lên mỗi ngày. Ở trẻ nhỏ, bệnh thường xuất hiện nhiều nhất ờ giai đoạn từ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi. Tiêu chảy có thể chia ra làm tiêu chảy cấp xảy ra đột ngột và kéo dài không quá 14 ngày, và tiêu chảy kéo dài trên 2 tuần.

 

Trẻ em mắc tiêu chảy dễ dẫn đến suy dinh dưỡng, thậm chí là tử vong nếu cơ thể mất đi lượng nước và chất muối lớn. Để giúp bé phục hồi nhanh sau tiêu chảy và tránh suy dinh dưỡng, cần cho bé ăn uống đầy đủ chất, và đúng lúc khi bé muốn ăn.

 

Chế độ dinh dưỡng khi bé bị tiêu chảy

 

Điều quan trọng trong khi bé bị tiêu chảy là đề phòng mất nước bằng cách uống nhiều nước hơn bình thường. Nên sử dụng nước đun sôi để nguội, ORS (oresol) hoặc cháo, nước cháo muối, nước gạo rang,…

 

nước gạo giúp bé bổ sung nước và sinh dưỡng khi bị tiêu chảy

Một bát nước gạo tốt cho bé để bổ sung nước và dinh dưỡng đã mất đi.

 

  • Dung dịch ORS: Rửa tay kĩ bằng xà phòng và nước sạch trước khi pha. Đổ bột gói vào bình, đổ nước sạch (đun sôi để nguội) và bình và lắc kĩ cho đến khi bột hòa tan. Lượng nước tùy thuộc vào từng loại gói ORS được dùng. Đậy bình lại và cho trẻ uống trong vòng 24 giờ. Nếu quá 24 giờ thì đổ đi và pha lại gói mới.
  • Nước cháo muối: Một nắm gạo, một thìa muối bé đun với 6 bát nước, lọc rồi lấy nước cho trẻ uống dần.
  • Nước gạo rang muối: Dùng 50g gạo rang vàng, 6 bát nước nấu nhừ rồi lọc ra (có thể cho thêm một thìa muối bé) cho trẻ uống dần.
  • Nước chuối, nước hồng xiêm: Nghiền hoặc xay chuối (hoặc 5 quả hồng xiêm) với 1 lít nước sôi để nguội kèm 1 thìa muối bé, rồi cho trẻ uống dần.
  • Súp cà rốt: Chọn 500g cà rốt nấu nhừ rồi cho vào máy xay sinh tố, rắc thêm 1 ít muối, đường sau đó đun sôi cho trẻ uống dần.
  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi đang bú sữa mẹ nên tiếp tục bú bình thường và tăng số lần bú. Trẻ trên 6 tháng tuổi ngoài sữa mẹ nên cho trẻ ăn thêm một số thức ăn dinh dưỡng như thịt, trứng, cá, sữa,… tuy nhiên với một lượng nhỏ và ít một.

 

Thức ăn cho trẻ bị tiêu chảy phải đảm bảo vệ sinh, nấu chín, mềm, và loãng hơn bình thường. Nên cho ăn ngay sau khi nấu để tránh nguội, giảm nguy cơ vi khuẩn xâm nhập, nếu phải cho trẻ ăn thức ăn nấu sẵn thì cần đun lại trước khi cho bé ăn. Trẻ lớn thì có thể ăn thêm các quả chín như chuối, cam, chanh, xoài hoặc nước quả. Không nên sử dụng các loại nước uống giải khát, nước hoa quả đóng hộp cho bé.

 

Chú ý trong khi bị tiêu chảy, tránh cho bé ăn các thực phẩm nhiều chất xơ khó tiêu hóa, ít chất dinh dưỡng như các loại rau thô, các loại hạt ngô, đỗ. Không ăn các loại thức ăn nhiều đường vì làm tăng triệu chứng tiêu chảy. Nên cho bé ăn càng nhiều càng tốt, để hồi phục sức khỏe cũng như tránh suy dinh dưỡng sau khi khỏi tiêu chảy. Nếu trẻ ăn ít hoặc bị nôn, cho ăn ít hơn và tăng thêm số bữa. Bé uống sữa bò mà tình trạng tiêu chảy nặng thêm thì thay bằng sữa đậu tương 10% hoặc sữa không có lactoza, sữa chua làm từ sữa pha.

 

Khi bé đã khỏi hẳn tiêu chảy thì có thể quay trở lại chế độ ăn bình thường. Tuy nhiên, khi bé mất nước nhiều thì nên đưa đi khám tại bệnh viện để có biện pháp điều trị sớm nhất!

TRẢ LỜI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ với chúng tôi
  • Yêu cầu của bạn

Câu Chuyện Khách Hàng
Xem thêm
Đặt hàng ngay
TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
096.857.3697 Chat ngay Đặt hàng ngay

Yêu cầu tư vấn