Viêm đại tràng co thắt là bệnh thường gặp nhiều ở phụ nữ, đặc biệt là những người hay phải căng thẳng, suy nghĩ. Nó hay gây đau bụng, và nhu cầu giảm đau của người bệnh rất cấp thiết. Tìm hiểu cách giảm đau viêm đại tràng co thắt tốt nhất.

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng là gì?

 

Mặc dù bệnh viêm đại tràng co thắt thường hay gây đau bụng, nhưng cần lưu ý một điều rằng đau bụng không phải là triệu chứng dùng để phân biệt viêm đại tràng với đại tràng co thắt. Có người bệnh viêm đại tràng nặng vẫn có đau nhiều. Có người bệnh bị đại tràng co thắt mà không thấy đau bụng gì cả.

 

Để đưa ra được phương pháp giảm đau viêm đại tràng, trước hết chúng ta cần hiểu rõ rằng tại sao đại tràng co thắt gây ra đau bụng nhiều.

 

Đại tràng co thắt là bệnh có sự liên quan của yếu tố thần kinh. Hệ thần kinh thực vật chi phối nhu động ruột. Khi có sự rối loạn của hệ thần kinh, đại tràng bị tăng nhạy cảm với các tác nhân kích thích. Khi có yếu tố kích thích lên thần kinh hay đại tràng sẽ làm nhu động đại tràng co thắt gây ra đau.

 

Người bệnh hay cảm thấy những cơn đau thắt bụng, có thể sờ thấy gò, cục, bụng cuộn lên. Trong trường hợp bệnh nặng, người bệnh sẽ thấy đau bụng cả ngày. Nửa đêm nhiều khi còn bị đau quặn bụng, phải dậy đi vệ sinh. 

 

đau bụng co thắt từng cơn

Đau bụng co thắt từng cơn

 

Những cơn đau bụng co thắt từng cơn bất thường làm người bệnh gặp rất nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người bệnh, cơ thể mệt mỏi không làm được gì cả.

 

Hãy tìm hiểu những cách giảm đau viêm đại tràng co thắt dưới đây.

 

Những biện pháp tự nhiên tại nhà và chế độ ăn uống giúp thay đổi và điều trị triệu chứng đau của IBS.

 

Tùy từng bệnh nhân mà cơn đau có thể rất ít hoặc rất nặng nề, đau quặn thắt, các biện pháp sau đây có thể chữa trị hoặc làm dịu các triệu chứng trong một đợt bùng phát:

 

Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống: 

 

Chất xơ nở rộng bên trong đường tiêu hóa, giảm cơ hội ruột bị co thắt đại tràng khi nó co bóp và tiêu hóa thực phẩm. Chất xơ cũng thúc đẩy chuyển động ruột thường xuyên, giúp giảm táo bón. Chất xơ nên được bổ sung dần dần, bởi vì ban đầu nó có thể làm các triệu chứng tồi tệ hơn và đầy hơi. 

 

Những người có IBS-tiêu chảy nên tìm thức ăn có nhiều chất xơ hòa tan hơn, loại cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa (chẳng hạn như ở yến mạch, đậu, lúa mạch, đậu Hà Lan, táo, cà rốt, và trái cây có múi).

 

Giảm căng thẳng và lo lắng:

 

Stress và lo lắng có thể gây ra “bùng phát” triệu chứng, bùng phát các cơn đau. Các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ có thể đưa ra những lời khuyên cụ thể về giảm căng thẳng. Những điều sau đây có thể giúp làm giảm căng thẳng và các vấn đề liên quan đến IBS:

 

  • Ăn các bữa ăn đều đặn, ăn các bữa ăn nhỏ để giúp làm giảm áp lực tiêu hóa lên đại tràng.
  • Giảm lượng cafein.
  • Tập thể dục giúp tiêu hóa tốt hơn, tăng cường sức khỏe.
  • Hút thuốc có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh, đây là một lý do tốt khác để bỏ thuốc lá.
  • Uống nhiều nước lọc, tránh dùng các đồ uống có ga, bia rượu.

Quản lý căng thẳng có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm bớt các triệu chứng của IBS.

 

  • Sử dụng kỹ thuật thư giãn: thở sâu, hình dung, Yoga.
  • Làm những việc bạn cảm thấy thú vị: nói chuyện với bạn bè, đọc, nghe nhạc.

Xoa bụng giúp giảm đau đại tràng: xoa bụng giúp kích thích tiêu hóa, giúp điều hòa nhu động ruột.

 

xoa bụng giúp giảm đau đại tràng

Xoa bụng giúp giảm đau đại tràng

 

Cách 1: Xoa bụng ở tư thế đứng thẳng

 

Bệnh nhân đứng thẳng, tay bên trái chống vào eo sao cho ngón cái nằm phía trước và các ngón còn lại nằm sau eo, tay phải đặt úp lên vùng rốn và bắt đầu xoa tròn theo chiều kim đồng hồ. Xoa từ vùng rốn lan dần ra xung quanh rồi xoa dọc theo khung đại tràng khoảng 100-150 vòng.

 

Sau đó đổi ngược lại dùng tay phải để massage. Đặt tay phải chống vào eo và đặt tay trái vào ổ bụng. Tuy nhiên lần này lại xoa từ phía ngoài di chuyển dần vào bên trong rốn, cũng xoa liên tục khoảng 100-150 vòng nữa sao cho tổng số vòng xoa nằm trong khoảng 200-300 lần.

 

Cách 2: Xoa bụng với tư thế nằm ngửa

 

Bệnh nhân nằm ngửa, thả lỏng người cho các cơ mềm ra, đặt bàn tay và bàn tay phải úp chồng lên nhau trên ổ bụng và bắt đầu xoa theo chiều kim đồng hồ dọc theo khung đại tràng khoảng 100 vòng.

 

Bất cứ lúc nào có thời gian bệnh nhân đều có thể xoa bụng để giảm các cơn đau do viêm đại tràng co thắt gây ra, nên thường xuyên xoa bụng hàng ngày vào mỗi buổi sáng. Khi xoa bụng bạn nên thả lỏng cơ thể. Không xoa bụng khi đang quá no hoặc quá đói hay đang mệt mỏi, tinh thần cảm thấy không thoải mái..

 

TRẢ LỜI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ với chúng tôi
  • Yêu cầu của bạn

Câu Chuyện Khách Hàng
Xem thêm
Đặt hàng ngay
TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
096.857.3697 Chat ngay Đặt hàng ngay

Yêu cầu tư vấn