- Tiêu chảy cấp là căn bệnh đi ngoài ra phân lỏng, hoặc nước từ 3 lần trở lên trong vòng một ngày, và không kéo dài quá 2 tuần.
- Tiêu chảy cấp có các dạng khác nhau và được phân loại tùy theo nguyên nhân cũng như biểu hiện của bệnh. Phân biệt các dạng tiêu chảy cấp có thể giúp điều trị và ngăn ngừa bệnh được tốt hơn.
Tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn, nhiễm độc từ thức ăn
- Đây là dạng tiêu chảy thường gặp nhất do ăn phải các loại thức ăn không được chế biến sạch sẽ, có nguồn gốc không đảm bảo chứa vi khuẩn.
- Ở Việt Nam, đây là dạng tiêu chảy cấp phổ biến do thói quen ăn uống vỉa hè, ăn đồ tươi sống không hợp vệ sinh. Vi khuẩn đột nhập vào niêm mạc ruột và gây bệnh có thể kể đến như Salmonella, độc tố của tụ cầu vàng, Clostridium perfrigens, Clostridium botulinum, bacilluscerus và Vibrio parahaemolyticus… Tiêu chảy cấp có thời gian ủ bệnh trung bình từ 12-36 giờ sau khi ăn.
Khuẩn Salmonella (Ảnh minh họa).
Tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn, nhiễm độc phát bệnh đột ngột, có những triệu chứng sau đây:
- Sốt cao.
- Đau bụng vùng thượng vị hoặc quanh rốn.
- Tiêu chảy nhiều lần, nhưng không mót rặn.
- Phân có mùi khó chịu, đôi khi đi kèm nước, nhầy và máu.
- Trường hợp nặng cơ thể sẽ bị mất nước trầm trọng: môi khô, khát nước, mắt trũng.
Tiêu chảy cấp do vi khuẩn và nhiễm độc thức ăn nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng mất nước và có thể gây tử vong.
Tiêu chảy cấp dạng tả
Vi khuẩn tả.
- Tiêu chảy cấp dạng tả là tiêu chảy do vi khuẩn tả (Vibrio cholerae) gây nên. Thời gian ủ bệnh từ 5-7 ngày. Triệu chứng thường gặp ở dạng này là:
- Đi ngoài nhiều lần trong ngày.
+ Phân lỏng màu trong như nước vo gạo.
+ Không gây đau bụng, không gây sốt. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến tử vong.
+ Căn bệnh này có thể lây lan gây dịch qua tiếp xúc với bệnh nhân và môi trường xung quanh.
- Ngoài ra, tiêu chảy cấp dạng tả còn có tác nhân khác là do E.coli sinh ra độc tố trong ruột. Dạng bệnh này ủ bệnh từ 1-3 ngày, có thể gây sốt nhẹ, phân lỏng nhiều nước.
- Đây là dạng tiêu chảy nhẹ có nguồn gốc từ thức ăn nhưng vẫn có thể kéo dài từ 4-5 tuần.
Tiêu chảy cấp với biểu hiện của hội chứng lỵ
Lỵ trực khuẩn:
-
Nguồn gốc bệnh do khuẩn Shigella gây ra. Triệu chứng là đau bụng quặn, mót rặn hoặc không tự chủ được rặn, đi ngoài phân lỏng màu lờ lờ máu cá.
-
Khi bị tiêu chảy cấp dạng này cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu.
Escherichia coli (E.coli):
-
Khuẩn này gây tiêu chảy cấp kèm với các hội chứng lỵ như đau quặn, mót rặn, phân lỏng có máu.
Phòng bệnh tiêu chảy cấp
-
Để có thể tránh được tiêu chảy cấp thì các bạn cần bổ sung các kiến thức phòng bệnh cũng như thay đổi chế độ sinh hoạt cho phù hợp.
-
Tiêu chảy cấp chủ yếu là do tiếp xúc với các thực phẩm bẩn, hoặc qua trung gian nhưng người vẫn là nguồn lây bệnh chủ yếu. Vì vậy, để phòng căn bệnh tiêu chảy cấp, các bạn nên tham khảo những lời khuyên dưới đây:
+ Ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống, cá sống, mắm tôm, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Tại Việt Nam, hàng quán vỉa hè và những hàng ăn chưa chắc đã giữ được vệ sinh vì vậy bạn nên tự chú ý và chỉ nên ăn các đồ ăn được đảm bảo.
Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên
-
Rửa tay xà phòng trước, sau khi ăn uống và khi chế biến thực phẩm. Sau khi đi vệ sinh, hoạt động thể thao, tiếp xúc với các đồ vật nhiều người sử dụng cũng nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.
+ Không nên sử dụng các nguồn nước đục có thể nhìn được bằng mắt, kể cả nước sạch cũng nên đun sôi trước khi sử dụng để loại bỏ vi khuẩn.
+ Không đổ rác thải, phân xuống ao, hồ, nơi công cộng mà phải xử lý đúng quy định và an toàn vệ sinh.
+ Khi gia đình có người mắc phải tiêu chảy cấp cần ngay lập tức đưa đến bệnh viện để thăm khám, không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc khác nhau.
-
Tiêu chảy cấp có nhiều dạng và nguyên nhân khác nhau, nhưng đều có chung các triệu chứng nguy hiểm và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
-
Vì vậy, bạn nên nắm rõ các yếu tố gây cũng và cùng chung tay bảo vệ chính mình cũng như gia đình với các lời khuyên của chúng tôi. Chúc bạn thật khỏe mạnh!
Ngoài ra các bạn còn có thể liên hệ hotline về bệnh đường tiêu hóa của chúng tôi tại đây! >>096.857.3697<<
Chủ đề liên quan:
BÍ KÍP KHẮC PHỤC RỐI LOẠN TIÊU HÓA Ở PHỤ NỮ MANG THAI
9 LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ “TÁO BÓN” TẠI NHÀ HIỆU QUẢ NHẤT
ĐAU BỤNG BÊN PHẢI ẨN CHỨA NHỮNG BỆNH GÌ?
CÁCH GIẢM ĐAU VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT TỐT NHẤT
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG PHÙ HỢP CHO NGƯỜI RỐI LOẠN TIÊU HÓA.
KHÔNG DUNG NẠP LACTOSE, MỐI LO NGẠI CHO MẸ VÀ BÉ
GIẢI ĐÁP NGAY CÂU HỎI: NỘI SOI ĐẠI TRÀNG CÓ ĐAU KHÔNG?
DINH DƯỠNG CHO TRẺ BỊ TIÊU CHẢY ÔNG BỐ BÀ MẸ CẦN BIẾT
ĐAU BỤNG RỐI LOẠN TIÊU HÓA GIẢI PHÁP NÀO TỐT NHẤT CHO BẠN?
【TOP】10+ Thuốc Trị Viêm Đại Tràng Tốt Nhất 2022
【TOP】5 Thuốc Trị Đau Bụng Tiêu Chảy Tốt Nhất Hiện Nay
PHỤ HUYNH CẦN CHO BÉ ĂN GÌ KHI BỊ TIÊU CHẢY CẤP?
NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI SIÊU ÂM ĐẠI TRÀNG
MÁCH BẠN ĐAU BỤNG ĐI NGOÀI NÊN ĂN GÌ ĐỂ BỤNG NHANH KHỎE?
12 THỰC PHẨM CẦN TRÁNH CHO NGƯỜI BỊ BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT.
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *