Tiêu chảy cấp là gì mà nguy hiểm thế
Tiêu chảy cấp nguy hiểm đến đâu
Tiêu chảy cấp là một bệnh có nguồn gốc từ nhiều nguyên nhân trong đó có ngộ độc thực phẩm, tụ khuẩn, nhiễm khuẩn, và ăn uống không hợp vệ sinh. Ở các bé dưới 6 tháng tuổi và các trẻ còn đang phát triển, tiêu chảy cấp thường xảy ra do đường ăn uống, nhiễm khuẩn.
Đặc điểm dễ nhận biết thấy ở tiêu chảy cấp đó chính là bé đi vệ sinh phân lỏng nhiều lần trong ngày (thường là từ 3 lần trở lên), bên cạnh là các triệu chứng sốt cao, đau bụng, mất nước, biếng ăn, nôn trớ.
Tiêu chảy cấp nguy hiểm đặc biệt với các bé chưa thành lập đầy đủ hệ thống miễn dịch và phát triển hoàn thiện. Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời có thể dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng, nặng hơn là có thể ảnh hưởng tới tính mạng của bé. Khi bị tiêu chảy cấp, bé thường có biểu hiện chán ăn, từ đó phụ huynh cũng không dám cho ăn do sợ tình trạng bệnh nặng lên nên sau mỗi đợt tiêu chảy trẻ hay bị suy dinh dưỡng. Ngoài ra, khi bé lâm vào tình trạng mất nước nặng, cơ thể có thể bị rút nước dẫn đến tử vong.
Khi trẻ có những biểu hiện tiêu chảy cấp như trên, các bậc phụ huynh nên ngay lập tức đưa trẻ đi đến khám và kiểm tra tại các cơ sở y tế để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
Chế độ dinh dưỡng cho bé bị tiêu chảy cấp
Chế độ dinh dưỡng cho bé
Điều đầu tiên trong khi bé bị tiêu chảy cấp đó chính là cung cấp bù nước và chất điện giải cho cơ thể đang thiếu hụt của bé. Lúc này, nên cho trẻ uống nhiều nước, ưu tiên các loại nước như nước rau, nước cháo, nước hoa quả tươi… tuy nhiên nên uống từ từ, không nên uống quá nhiều nước trong một lần mà chia ra thành từng ngụm bé.
Không nên cho trẻ sử dụng cháo muối, bột muối. Trong bữa ăn cần đầy đủ các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như trứng tươi, cá tươi, thịt nạc,… tránh các thực phẩm cứng như rau già, thịt nhiều gân xơ. Khi ăn nên khuyến khích bé nhai kỹ để có thể tiêu hóa một cách dễ dàng. Thức ăn nên được nấu kĩ, mềm và loãng hơn bình thường. Khi nấu xong nên để trẻ ăn ngay để đảm bảo vệ sinh không để ngoài quá lâu có thể bị nhiễm khuẩn. Một số trái cây như chuối, cam, xoài, đu đủ, hồng xiêm cũng rất tốt cho sự hồi phục của trẻ.
Khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt, trẻ nhỏ cho ăn 6 lần/ngày hoặc nhiều hơn. Đối với trẻ tiêu chảy, để giúp trẻ hồi phục nhanh hơn cần cho trẻ ăn thêm ngày một bữa trong vòng 2 tuần liền.
Tránh sử dụng các loại nước giải khát công nghiệp có ga, cafein, thức ăn chứa nhiều đường vì sẽ làm tình trạng tiêu chảy của bé trở nên trầm trọng hơn.
Đối với bé còn đang bú sữa mẹ dưới 6 tháng tuổi thì vẫn bú mẹ và tăng số lần bú lên để bổ sung lại dưỡng chất cho bé. Trẻ đã trên 6 tháng tuổi thì có thể ăn thêm sữa thay thế ngoài sữa mẹ.
Một số thực phẩm chống tiêu chảy cấp dành cho bé
Để đảm bảo cho sức khỏe của bé, bạn cũng nên nhận biết một số thực phẩm tốt cho việc điều trị và phòng ngừa tiêu chảy cấp:
- Chuối: Ngoài cung cấp đủ dinh dưỡng, chuối còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động một cách tốt hơn.
- Gạo: Gạo là thực phẩm giúp làm giảm và chậm quá trình tiêu chảy diễn ra trong cơ thể bé.
- Táo: Đây là loại quả dễ tiêu hóa với trẻ, có nhiều chất xơ và cung cấp một lượng lớn nước để bù đắp cho lượng nước đã mất
- Bánh mì: Có tác dụng hấp thu các axit trong dạ dày, làm giảm tình trạng axit trong dạ dày từ đó giúp phòng ngừa tiêu chảy hữu hiệu.
- Sữa chua: Trong sữa chua có những vi khuẩn có ích có thể giúp khôi phục sự cân bằng thích hợp và làm khôi phục sự cân bằng thích hợp, giảm tiêu chảy cho trẻ.
- Khoai tây luộc: Khoai tây luộc thường khá nhạt mà lại thơm ngon nên sẽ không gây kích thích với ruột của trẻ.
Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, bạn nên đưa trẻ đến khám và nhận được lời khuyên cũng như chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị một cách tốt nhất nhé.
Phương Đông Đại Tràng
Hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm đại tràng cấp và mãn tính
9 LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ “TÁO BÓN” TẠI NHÀ HIỆU QUẢ NHẤT
NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI SIÊU ÂM ĐẠI TRÀNG
【TOP】10+ Thuốc Trị Viêm Đại Tràng Tốt Nhất 2022
TOP THỰC PHẨM QUAN TRỌNG NÊN BIẾT CHO NGƯỜI BỊ TÁO BÓN
12 THỰC PHẨM CẦN TRÁNH CHO NGƯỜI BỊ BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT.
【Giải đáp】Sáng Sớm Đau Bụng Đi Ngoài Là Bệnh Gì?
RỐI LOẠN TIÊU HÓA VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT
RỦI RO VÀ LỢI ÍCH CỦA PROBIOTIC KHÔNG THỂ KHÔNG BIẾT!
CÁC DẠNG TIÊU CHẢY CẤP THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
TÁO BÓN CÓ PHẢI LÀ MỘT TÌNH TRẠNG NGHIÊM TRỌNG?
GIẢI ĐÁP NGAY CÂU HỎI: NỘI SOI ĐẠI TRÀNG CÓ ĐAU KHÔNG?
ĐAU BỤNG ĐẦY HƠI? LÀM THẾ NÀO ĐỂ THUYÊN GIẢM
LỜI KHUYÊN CHO NGƯỜI BỊ HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH CẦN BIẾT
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *