Đau bụng giữa phần trên rốn là một trong những triệu chứng thể hiện tình trạng của nhiều căn bệnh khác nhau mà không phải ai cũng biết và lưu tâm. Hiểu rõ được mối liên hệ giữa triệu chứng đau bụng cùng với một số triệu chứng khác sẽ giúp bạn đề phòng được một số căn bệnh nguy hiểm.
Đau bụng giữa dưới rốn do Bệnh Crohn
Bệnh Crohn là bệnh liên quan đến ruột non hoặc đại tràng và cũng nằm trong các chứng bệnh viêm ruột, thường xuất hiện ở độ tuổi từ 18 – 24. Người bị mắc bệnh Crohn sẽ xuất hiện triệu chứng đau bụng sau khi ăn khoảng 20 – 30 phút – bệnh nhân sẽ cảm thấy đau bụng giữa.
Tìm hiểu thêm về bệnh crohn là gì tại đây!
Hình ảnh ruột của người bệnh Crohn
Nền y khoa hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Tuy nhiên, một số các nghiên cứu chỉ ra các mối tương quan giữa các yếu tố gây bệnh, bao gồm:
- Yếu tố di truyền: nếu trong gia đình bạn từng có người bị bệnh Crohn thì bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Do hoạt động của hệ miễn dịch bị rối loạn: Hệ miễn dịch tấn công những vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào cơ thể, nhưng cũng tấn công nhầm các tế bào vô hại.
- Vi khuẩn hay virus có thể gây ra chứng bệnh này.
Biến chứng của bệnh Crohn thường gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, loét dạ dày và tắc ruột. Phương pháp soi đại tràng hoặc chụp CT, MRI phần bụng là phương pháp hiệu quả để tầm soát bệnh Crohn. Các phương pháp chữa trị bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, viên Vitamin và thậm chí là phẫu thuật.
Nhiễm trùng đường tiết niệu UTI
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là căn bệnh do các chủng vi khuẩn E.Coli thường sống ở ruột già gây nên (khoảng 80%), ngoài ra vẫn có một số chủng vi khuẩn khác cũng gây ra căn bệnh này nhưng hiếm gặp hơn E.Coli bao gồm Klebsiella, Pseudomonas, Enterobacter, Proteus, Staphylococcus, Mycoplasma, Chlamydia, Serratia và Neisseria, nấm (Candida và Cryptococcus spp), ký sinh trùng (Trichomonas và Schistosoma)…
Nhiễm trùng đường tiết niệu gây tiểu buốt
Việc đau vùng bụng giữa có thể là do bạn đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Một số triệu chứng đi kèm để chẩn đoán chắc chắn bao gồm cảm thấy đau khi đi tiểu, nước tiểu bị đục hay thậm chí là tiểu ra máu.
Đau bụng giữa trên rốn do nhiễm trùng dạ dày
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau bụng giữa trên rốn đó là dạ dày bị nhiễm trùng, và một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra nhiễm trùng dạ dày lại là do nhiễm trùng đường ruột với mầm bệnh đi trực tiếp qua đường ăn uống. Tình trạng nhiễm trùng lâu ngày mà không có phương pháp điều trị hợp lý có thể dẫn đến Viêm loét dạ dày.
Đau bụng do nhiễm trùng dạ dày
Có 3 nguyên nhân chính gây ra tình trạng nhiễm trùng dạ dày, bao gồm:
- Các mầm bệnh từ môi trường: đi từ bên ngoài môi trường vào trong cơ thể, gây ra các kích thích tiêu cực tới các mô trong đường tiêu hóa khiến đường tiêu hóa bị viêm nhiễm và đau.
- Nước sinh hoạt bị ô nhiễm: sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm là con đường ngắn nhất gây ra tình trạng nhiễm trùng được ruột với hàng nghìn các vi khuẩn gây hại cho dạ dày. Chính vì vậy mà việc đun sôi nước trước khi uống là vô cùng cần thiết.
- Vệ sinh kém: khiến cho sự lây lan của vi khuẩn phát triển nhanh chóng hơn từ da tay, da chân và các vết thương trên cơ thể xâm nhập vào bên trong gây nhiễm trùng đường ruột. Vệ sinh thân thể sạch sẽ, cắt móng tay và móng chân, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là điều bắt buộc phải làm.
Viêm ruột thừa
Phải nói rằng viêm ruột thừa là chứng bệnh vô cùng nguy hiểm với triệu chứng đau bụng giữa trong thời gian lâu dài. Hiện nay, nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm ruột thừa vẫn chưa được xác định rõ ràng.
Manh tràng và ruột thừa
Khi ruột thừa bị viêm và nhiễm khuẩn, lòng ruột thừa bị tắc nghẽn gây ra tình trạng ruột thừa bị thiếu máu và cuối cùng là tạo môi trường thuận lợi và đủ điều kiện cho các virus gây viêm nhiễm tấn công.
Sự nhiễm trùng ruột thừa khiến manh tràng bị hoại tử, tình trạng tắc nghẽn kéo dài gây thủng hoặc vỡ ruột thừa vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy, bạn cần chú ý đến những cơn đau giữa bụng từ vùng quanh rốn đi ra, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn mắc chứng viêm ruột thừa. Mức độ cơn đau sẽ tăng dần và cần đi cấp cứu kịp thời.
Gặp vấn đề về tiêu hóa
Vấn đề về đường tiêu hóa là vấn đề muôn thuở với mọi tình trạng đau bụng.
- Khi bạn ăn quá no thì dạ dày phải hoạt động cực kì nặng nhọc, gây áp lực lên thành bụng và đồng thời khiến khu vực quanh vùng rốn bị đau.
- Nếu bạn bị ngộ độc thực phẩm thì cơ thể của bạn sẽ bắt đầu với những triệu chứng ở giữa bụng bao gồm đau âm ỉ, buồn nôn và nôn, tiêu chảy và đôi khi là sốt cao.
Chính vì vậy mà bạn hãy chú ý đến độ vệ sinh an toàn thực phẩm khi ăn uống, đồng thời tránh ăn quá no và ăn quá nhiều, và chọn thực phẩm dễ tiêu hóa.
Gặp vấn đề về tụy
Đau bụng giữa cũng là triệu chứng có liên quan đến các vấn đề về tụy, bao gồm cả những triệu chứng đi kèm gồm có nhức đầu, buồn nôn và đau vùng bụng. Vì thế, nếu thấy vùng bụng giữa và quanh rốn có hiện tượng đau đi kèm với một số triệu chứng trên thì khả năng cao tuyến tụy của bạn đang không được khỏe mạnh.
Tuyến tụy trong cơ thể
Bạn nên đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán và xét nghiệm các căn bệnh liên quan càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân và phương pháp chữa trị hiệu quả.
Trên đây là một số thông tin về triệu chứng đau bụng giữa mà nhiều người hay gặp phải cùng những căn bệnh liên quan hy vọng sẽ giúp ích được các bạn có được những thông tin sức khỏe bổ ích. Nếu còn bất kỳ điều gì băn khoăn, hãy liên hệ ngay tới Phương Đông Đại Tràng để được hỗ trợ nhé. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
CỨ UỐNG BIA RƯỢU LÀ LẠI ĐI NGOÀI –TẠI SAO?
ĐẠI TRÀNG CO THẮT NÊN ĂN GÌ TỐT CHO SỨC KHỎE?
ĐẠI TRÀNG CO THẮT KHI MANG THAI THÌ PHẢI LÀM SAO?
TÁO BÓN CÓ PHẢI LÀ MỘT TÌNH TRẠNG NGHIÊM TRỌNG?
ĐAU BỤNG ĐẦY HƠI? LÀM THẾ NÀO ĐỂ THUYÊN GIẢM
LÀM THẾ NÀO VỚI TIÊU CHẢY KÉO DÀI Ở TRẺ, CÁCH XỬ TRÍ HỢP LÝ NHẤT
12 THỰC PHẨM CẦN TRÁNH CHO NGƯỜI BỊ BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT.
ĐAU BỤNG DƯỚI THƯỜNG GẶP Ở PHỤ NỮ LÀ BỆNH GÌ?
BÍ KÍP KHẮC PHỤC RỐI LOẠN TIÊU HÓA Ở PHỤ NỮ MANG THAI
NHẬN BIẾT BỆNH QUA MÀU SẮC CỦA PHÂN GIÚP BẠN PHÒNG TRÁNH
MÁCH BẠN ĐAU BỤNG ĐI NGOÀI NÊN ĂN GÌ ĐỂ BỤNG NHANH KHỎE?
ĐI NGOÀI PHÂN CÓ NHẦY, NGUYÊN NHÂN TẠI SAO?
Đau Bụng Sau Khi Ăn Là Bệnh Gì? Cách Chữa Trị
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *