Khi mắc phải căn bệnh ung thư, nhất là ung thư đại tràng đến từ đường ruột, thì sức khỏe của người bệnh cũng như tâm lý sẽ biến chuyển theo một chiều hướng tiêu cực. Phần lớn các phương pháp điều trị, cũng như ảnh hưởng của ung thư sẽ làm cho người bệnh khó ăn uống đầy đủ, thiếu hụt chất dinh dưỡng. Hơn nữa, việc điều trị bệnh ung thư thường kéo dài và khiến bệnh nhân càng mệt mỏi trong thời gian dài.
Chế độ ăn uống
Người bị ung thư đại tràng nên điều chỉnh chế độ ăn uống theo một nguyên tắc và thời gian biểu nhất định. Những thức ăn dành cho người bị bệnh cần phải đạt đủ điều kiện dễ tiêu hóa, ít chất béo, chưa qua tinh chế.
Để có thể đạt được mức dinh dưỡng tốt nhất và phù hợp với sức khỏe của bệnh nhân, bữa ăn nên bao gồm thịt gà, các thực vật như ngũ cốc để phòng ngừa các triệu chứng phụ khi điều trị ung thư bằng hóa trị và xạ trị. Ngoài ra nên sử dụng các loại thức ăn chế biến từ sữa, trứng và mỗi ngày nên uống 1 – 2 cốc sữa.
Chế độ ăn uống cũng tùy thuộc vào các triệu chứng biểu hiện bệnh của bệnh nhân mà chọn ra thực đơn phù hợp:
- Đối với triệu chứng đầy, chướng bụng và đau quặn, ăn không tiêu thì nên chọn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như canh chua, nước cam, nước gừng, cháo gạo....
- Triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, chán ăn: Nên chọn các loại thực phẩm thanh đạm như bột ngó sen, bột ngũ cốc,... và tránh các loại thức ăn nhiều dầu mỡ.
- Triệu chứng choáng váng, hoa mắt, toàn thân mệt mỏi, kiệt sức do điều trị bằng phương pháp hóa trị thì nên sử dụng sữa, trứng gà, cà chua, trà sâm,...
- Sau khi phẫu thuật ung thư đại tràng có thể làm hư tổn khí huyết, toàn thân mất sức lực, chân tay uể oải, khó cử động, chán ăn,... thì nên sử dụng canh lá diếc, canh thịt gà, thịt chim, long nhãn, mộc nhĩ...
Người bị mắc phải ung thư đại tràng do ít ăn uống nên không đủ dinh dưỡng, vì vậy lựa chọn thực đơn và các nguyên tắc ăn uống phải được coi trọng như việc dùng thuốc thậm chí còn phải chú ý nhiều hơn. Một số nguyên tắc chung trong ăn uống như sau:
- Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày với số lượng ít, không nên ăn dồn dập thành một bữa, không để cơ thể quá đói hoặc quá no.
- Nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa, ít chất béo, ít mặn.
- Nên ăn nhiều rau củ quả, uống nước ép hoa quả.
- Tránh ăn phải các thức ăn khô, cứng.
- Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia.
Chế độ sinh hoạt
Khi đang trong quá trình điều trị ung thư đại tràng bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị, thì bệnh nhân không nên vận động mạnh, không nên để cơ thể mất sức, mất nước và nhất là nên ngủ đủ giấc để giúp cơ thể hồi phục. Ngoài ra, không nên để tâm lý bị stress, căng thẳng với căn bệnh ung thư đại tràng này, mà nên vững vàng cùng người thân vượt qua nó. Tâm lý cũng là một trong những yếu tố cần thiết để điều trị ung thư đại tràng hiệu quả.
Đối với những bệnh nhân hậu điều trị ung thư đại tràng, cần có lối sống khỏe mạnh, nghỉ ngơi đến khi hoàn toàn hồi phục. Và điều quan trọng là nên thường xuyên kiểm tra lại sức khỏe định kì để phòng tránh tái phát của các tế bào ung thư đồng thời đề phòng ung thư đại tràng di căn gan.
Kết hợp chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt cùng sự tham gia của người thân để vững vàng tâm lý sẽ giúp người bệnh có thêm sức khỏe để chống lại với căn bệnh ung thư, cũng như mau chóng khỏe lại.
Phương Đông Đại Tràng
Hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm đại tràng cấp và mãn tính
Người bệnh viêm đại tràng nên ăn gì thì tốt? cho sức khỏe
Viêm đại tràng xuất huyết gây biến chứng thành ung thư
Ung thư đại tràng di căn gan sống được bao lâu?
Ung thư đại tràng là gì? Nguy cơ tử vong đến từ đường ruột
Viêm Đại Tràng là gì? Giải pháp hiệu quả từ thảo dược
Những lưu ý rất quan trọng khi tầm soát ung thư đại tràng
Sự thật khi dùng kháng sinh trị viêm đại tràng
Nhận biết dấu hiệu phình đại tràng bẩm sinh bằng cách nào?
Bệnh Crohn, thể bệnh hiếm gặp ở đường ruột
Đi ngoài phân sống mầm mống bệnh viêm đại tràng
Viêm loét đại trực tràng chảy máu: Giải pháp mới từ thảo dược
Sữa chua giúp ích gì cho bệnh nhân viêm đại tràng?
Viêm trực tràng và Giải pháp từ bài thuốc gia truyền của người Dao
Bệnh viêm đại tràng ở trẻ em, anh hưởng thế nào? đến sức khỏe của trẻ
Hội chứng ruột kích thích là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng và Điều trị
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *