Một trong những chứng bệnh đối với trẻ sơ sinh mà người lớn cần hết sức chú ý là phình đại tràng bẩm sinh. Theo thống kê, 4000 đến 5000 trẻ thì sẽ có một trường hợp mắc chứng bệnh này.Vậy chứng bệnh này là gì, nhận biết như thế nào, tìm hiểu ngay.

Phình đại tràng bẩm sinh là bệnh gì?

Phình đại tràng bẩm sinh còn có các tên gọi khác như bệnh Hirschsprung, bệnh vô hạch đại tràng bẩm sinh. Trẻ sơ sinh có giới tính nam dễ mắc bệnh hơn giới tính nữ với tỷ lệ nam/nữ từ 4/1 - 9/1.

Phình đại tràng bẩm sinh có biểu hiện lâm sàng rất sớm ở trẻ sơ sinh qua chứng tắc ruột cấp tính dễ dẫn đến tử vong nếu không can thiệp kịp thời. Đối với trẻ lớn tuổi hơn, biểu hiện bán cấp tính có thể là táo bón và tiêu chảy kéo dài dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, chướng bụng, chậm  phát triển về thể chất cũng như tinh thần.
 

Nguyên nhân gây phình đại tràng bẩm sinh

Trong cơ thể con người, cơ chế tháo phân được xem là một quá trình sinh lý vô cùng phức tạp. Các yếu tố tham gia vào quá trình này không chỉ có nhu cầu của đại tràng, mà còn có hoạt động của cơ thắt hậu môn.

Cơ thắt hậu môn làm việc khi những kích thích phó giao cảm đi từ các nhánh hạch của S2 S3 S4 thuộc đám rối thần kinh hạ vị dưới. Các nhánh này truyền kích thích tới các vùng thần kinh có  ruột Anerbach và  Meissner làm tăng cường sự co bóp cơ ruột, nhất là sự co cơvòng và tạo thành nhu động độc lập của đại tràng.

Nguyên nhân chính dẫn đến phình đại tràng bẩm sinh là do trẻ thiếu hạch phó giao cảm. Hậu quả của việc luồng thần kinh kích thích của phó giao cảm bị cắt đứt là đoạn đại tràng bệnh lý (đoạn vô hạch) bị mất nhu động và ngày càng teo nhỏ lại (vì không hoạt động) còn đại tràng bên trên sẽ ngày càng giãn to ra.
 

Nhận biết phình đại tràng bẩm sinh qua dấu hiệu nào?

Phình đại tràng bẩm sinh không phải là một chứng bệnh có thể dễ dàng nhận biết qua một vài biểu hiện qua loa bên ngoài. Người lớn cần theo dõi kỹ quá trình tháo phân của trẻ để có những phán đoán ban đầu. Ngay khi nghi ngờ đại tràng có vấn đề, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám kịp thời.
 

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết phình đại tràng bẩm sinh tùy theo độ tuổi của trẻ:
 

Dấu hiệu bệnh phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ sơ sinh:

  • Trẻ đi phân su muộn, thường là quá 24h sau sinh
  • Xuất hiện hiện tượng bụng chướng căng, da bụng căng bóng

phinh-dai-trang-bam-sinh 

  • Trẻ nôn mửa, nôn ra sữa hoặc dịch mật, dịch ruột
  • Tiêu chảy trong trường hợp trẻ bị thêm viêm ruột
  • Thường thì khoảng 2-3 tuần sau sinh, người lớn mới có thể quan sát rõ biểu hiện bên ngoài của phình đại tràng bẩm sinh.
     

* Dấu hiệu bệnh phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ từ 2-24 tháng tuổi:

- Lười ăn, khó tăng cân, thường xuyên chướng bụng, xanh xao

- Những trẻ bú mẹ và ăn dặm có thể bị táo bón kéo dài

- Phình đại tràng bẩm sinh nặng có thể khiến trẻ bị thiếu máu, kháo nước, lsuy giảm chất điện giải trong cơ thể.
 

* Dấu hiệu bệnh phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ lớn hơn ( từ 3-15 tuổi):

- Trẻ bị táo bón dài ngày, thường xuyên dùng thuốc nhuận tràng hoặc dùng microlax để tháo thụt phân

- Bụng chướng căng chứng, quai ruột giãn ra nổi rõ, dùng tay nắn vào phía hố chậu trái sẽ thấy được khối phân rắn.

- Trẻ khó tăng cân, chậm phát triển

- Trẻ thường không có cảm giác buồn đại tiện

Phương án giải quyết tối ưu đối vởi trẻ mắc phình đại tràng bẩm sinh là phẫu thuật cắt bỏ đoạn đại tràng bị thiếu các tế bào thần kinh để hoạt động tiêu hóa có thể trở lại như bình thường. Do vậy, ngay khi nghi ngờ trẻ có dấu hiệu phình đại tràng bẩm sinh, cha mẹ cần đưa con đến thăm khám bác sĩ để có kết luận chính xác và điều trị kịp thời.

Theo: Songkhoe24h.vn

TRẢ LỜI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ với chúng tôi
  • Yêu cầu của bạn

Câu Chuyện Khách Hàng
Xem thêm
Đặt hàng ngay
TƯ VẤN KHÁCH HÀNG
096.857.3697 Chat ngay Đặt hàng ngay

Yêu cầu tư vấn